I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỷ XX)
Tác giả: Phong Lê
Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
Số trang: 548 trang
Giá bìa: 110.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2013
SÁCH TÁI BẢN
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Về tác giả:
Giáo sư Phong Lê, tên thật là Lê Phong Sừ, sinh ngày 10 tháng 11 năm 1938 ở Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam hiện đại, nguyên Viện trưởng Viện Văn học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam); hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1984 và Giáo sư năm 1991.
Đã tham gia: Hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam, Hội đồng văn học công nhân của Tổng Công đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam, Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Hội đồng khoa học Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước...
Những tác phẩm chính của ông bao gồm: Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945-1970 (1972); Văn và người (1976); Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa (1980); Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại (1986); Văn học và công cuộc đổi mới (1994); Văn học trên hành trình của thế kỷ XX (1997); Nam Cao: phác thảo sự nghiệp và chân dung (1997); Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: hành trình thơ văn, hành trình dân tộc (2000; 2006); Một số gương mặt văn chương – học thuật Việt Nam hiện đại (2001); Văn học Việt Nam hiện đại – những chân dung tiêu biểu (2001); Văn học Việt Nam hiện đại – lịch sử và lý luận (2003); Viết từ Hà Nội (2003; 2009); Về Văn học Việt Nam hiện đại – nghĩ tiếp... (2006); Hiện đại hóa và đổi mới văn học Việt Nam thế kỷ XX (2009); Đến với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại (2009); Cảm thức tân xuân (2010); Đến với 55 nhà văn, nhà văn hóa Việt (2011); Thơ văn Hồ Chí Minh – những giá trị vĩnh cửu (2012); Định vị văn chương Việt (2012)...
2. Về tác phẩm:
Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỷ XX) là thành quả 40 năm giáo sư Phong Lê "theo đuổi và mở rộng đối tượng khảo sát về văn học Việt Nam hiện đại”. Cuốn sách dày hơn 500 trang, với 5 chương chính: Tổng luận, Thơ, Văn xuôi, Lý luận phê bình, nghiên cứu văn học và Phần phụ lục, tập hợp các tiểu luận đề cập những vấn đề ở dạng thu nhỏ và các chuyên khảo đề cập vấn đề ở dạng tổng hợp (một tác giả, một thể loại, một trào lưu, một thời kỳ văn học). Tác giả mong muốn cuốn sách này sẽ là “thâu tóm những tri thức cần thiết về một thế kỷ văn học Việt Nam hiện đại, là đối tượng tôi luôn muốn áp cận với nó ở tư cách người phê bình, lại vừa tranh thủ những độ lùi nhất định, để nhìn nó với con mắt lịch sử.”
***
3. Mục lục
Lời đầu sách
Chương 1: TỔNG LUẬN
• Hiện đại hóa văn học Việt Nam trong đối sánh khu vực Đông Á
• Chữ viết trong lịch sử văn học dân tộc
• Con đường từ Hán – Nôm đến quốc ngữ
• Thơ và văn xuôi trong chuyển động từ trung đại đến hiện đại
• Tính chuyên nghiệp của nghề văn
• Khởi động và phân kỳ một thế kỷ văn học
• Ảnh hưởng của văn học Pháp và văn học phương Tây đối với văn học Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến 1945
• Mối quan hệ giữa văn học Nga – Xôviết và văn học Việt Nam trước và sau 1945
Chương 2: THƠ
• Thơ canh tân và thơ cách mạng
• Thơ cũ và thơ mới
• Thơ trong bước chuyển lịch sử tháng Tám - 1945
• Thơ thời chống Pháp
• Thơ thời chống Mỹ
• Thơ thời Đổi mới
Chương 3: VĂN XUÔI
• Từ khởi động của nền văn xuôi quốc ngữ đến phòng chờ những năm 1920
• Văn xuôi 1930 – 1945 và sự hoàn thiện diện mạo hiện đại của văn học dân tộc
• Văn xuôi trong hơn ba mươi năm chiến tranh và sau chiến tranh
• Văn xuôi thời Đổi mới
Chương 4: LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
• Sinh hoạt tư tưởng và học thuật thời kỳ 1930 - 1945
• Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế kỷ XX
• Ba phương châm “viết” gắn với thành tựu và hạn chế của văn học sau 1945
• Lý luận và phương pháp luận nghiên cứu - phê bình văn học trước yêu cầu và trong quy định của lịch sử trước và sau 1945
• Thời Đổi mới, và một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, lý luận, phê bình
Chương 5: PHỤ LỤC
• Đôi nét phác thảo về cái thời hôm nay chúng ta đang sống...
• Hiện thực hôm nay và sự đồng hành của hơn bốn thế hệ viết
• Phác thảo một thế kỷ văn học
Lời cuối sách
4. Bình luận
“Văn học Việt Nam hiện đại - những vấn đề, những tác giả và tác phẩm, những gì cần đúc kết và tổng kết, với yêu cầu “nghĩ tiếp” luôn luôn trở đi trở lại trong Phong Lê, vừa như một “đích đến” vừa như một món nợ. Từ nhiều chục năm qua và cho đến bây giờ, Phong Lê vẫn là người đang viết. Trong định hướng ngắn dài cho một đời nghề nghiệp, dường như lúc nào ông cũng cần phải viết, và có sẵn niềm đam mê, hứng khởi để viết.”
PGS. TS. Lưu Khánh Thơ (Viện Văn học)