Phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vấn đề có phạm vi nghiên cứu rất rộng, phức tạp liên quan trực tiếp đến quyền lực chính trị của Đảng lãnh đạo; quyền làm chủ của nhân dân; tổ chức bộ máy nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và quyền lực nhà nước ở địa phương. Nhằm góp phần giúp độc giả có tài liệu tham khảo liên quan đến vần đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn sách Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Cuốn sách sẽ đem đến cho độc giả cách tiếp cận khoa học về hình thành cơ sở lý luận phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp với hệ thống chính trị của nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện, đưa ra các kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị nước ta nhằm góp phần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta trong thời gian gian tới.
Cuốn sách gồm 3 chương:
Chương I: Quan niệm về quyền lực, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong lịch sử
Chương II: Cơ sở lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương III: Thực trạng phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Chương IV: Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước