I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam
Tác giả: Lê Huy Bắc (chủ biên)
Khổ sách: 13 x 20,5 cm
Số trang: 388 trang
Giá bìa: 80.000VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2013
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Về tác giả:
LÊ HUY BẮC, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1968. Quê quán : Triệu Độ, Triệu Phong, Quảng Trị. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Huế năm 1991. Bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 1998 tại khoa Văn học, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội. Tu nghiệp tại Hoa Kì năm 2000. Phó giáo sư năm 2004.
Nơi công tác hiện nay: Giảng viên khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Hội (từ 1997). Sách đã xuất bản trên 100 cuốn (sách dịch và sách viết), tiêu biểu:
(1). Ernest Hemingway – núi băng và hiệp sĩ, NXB Giáo dục, 1999.
(2). Tác phẩm Ernest Hemingway truyện ngắn và tiểu thuyết, NXB Giáo dục,1999.
(3). Phê bình lí luận văn học Anh – Mĩ (tập1), NXB Giáo dục,2004.
(4). Chân dung các nhà văn thế giới (đồng tác giả), NXB Giáo dục,2005.
(5). Truyện ngắn: lí luận tác gia và tác phẩm (tập 1,2), NXB Giáo dục,2004-2005.
(6). Hỏi - đáp kiến thức Ngữ văn 6,7,8,9,10,11 (chủ biên), NXB Giáo dục,2005-2007.
(7). Dạy – học Văn học nước ngoài trong chương trình Trung học cơ sở, tập 1,2,3 dùng cho khối lớp 6,7,8,9, NXB Giáo dục, 2006-2007.
(8). Dạy – học Văn học nước ngoài: Ngữ văn 10,11, NXB Giáo dục, 2006-2007.
(9). Bài tập trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, 2007.
(10). Văn học Việt nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (đồng tác giả), 440 tr, 2006.
(11). Nghệ thuật Fran-dơ Káp-ka, NXB Giáo dục, 2006.
(12). Thơ mới trong trường phổ thông, (viết chung), NXB Giáo dục, 2007.
(13). Từ điển văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục, 2007.
2) Về tác phẩm:
Cuốn sách này tập hợp những bài viết đặc thù nhất về nghiên cứu lí thuyết và phê bình văn học hậu hiện đại ở Việt Nam kể từ lúc khởi đầu đến nay, trên dưới mười năm. Điểm mốc có thể tính bắt đầu từ khi Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây kế hợp ra mắt hai cuốn sách Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới và Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lí thuyết vào năm 2003. Mười năm qua là cả một bước tiến dài trên con đường nghiên cứu văn chương hậu hiện đại. Từ những bài viết, bài dịch thuật riêng biệt, rải rác trên các báo và tạp chí, nghiên cứu văn học theo hướng hậu hiện đại đã xâm nhập vào trường học, đã được xuất bản thành các chuyên luận, đã được dạy thành các chuyên đề (tiến sĩ và thạc sĩ), đã được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học cho các cấp từ cử nhân lên đến tiến sĩ và ngày càng trở thành một trong những hướng nghiên cứu quan trọng ở Việt Nam. Tại hội thảo khoa học quốc gia “Văn học hậu hiện đại - lí thuyết và thực tiễn” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào tháng 1 năm 2013, các chuyên gia không còn tranh cãi có chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam hay không mà tập trung vào việc xác định khuynh hướng văn học này có nguồn gốc nội tại hay ngoại nhập. Điều này cho thấy sự phát triển đáng kể trong nghiên cứu lí thuyết phê bình văn học Việt, đặc biệt là phê bình văn học hậu hiện đại ở vào hai thập niên đầu của thế kỉ XXI.
***
3) Mục lục
Lời nói đầu
Lí thuyết phê bình hậu hiện đại như một siêu ngữ
______Lê Huy Bắc
Giải cấu trúc và nghiên cứu, phê bình văn học hôm nay
______Trần Đình Sử
Trao đổi với bạn Nguyễn Văn Dân về chủ nghĩa hậu hiện đại
______Phương Lựu
Thiền và hậu hiện đại
______Nhật Chiêu
Chủ nghĩa hậu hiện đại gặp gỡ Đông phương
______Inrasara
Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại
______Trương Đăng Dung
Từ ngôn ngữ đến trò chơi ngôn ngữ hậu hiện đại
______Lê Huy Bắc
Jacques Derrida và khúc ngoặt của lí thuyết trò chơi trong
nghiên cứu văn hóa-văn học.
______Trần Ngọc Hiếu
Phi trung tâm - khái niệm và tiếp nhận
______ Nguyễn Thị Hạnh
Dẫn luận lí thuyết liên văn bản
______ Nguyễn Văn Thuấn
Nhìn lí thuyết văn học hậu hiện đại từ quan niệm về
nghệ thuật trong văn học dân gian Việt Nam
______ Phương Lựu
Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: Quốc tế và bản địa,
cách tân và truyền thống
______ Lã Nguyên
Đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Lối viết hậu hiện đại
______Nguyễn Thị Bình
Ngoại biên hóa trong văn học hậu hiện đại
Việt Nam - trường hợp Đặng Thân
______ Phan Tuấn Anh
Thực và phi thực trong Công viên những lối đi rẽ hai ngả
của Jorge Luis Borges và Cuộc nổi loạn của người Da Đỏ
của Donald Barthelme
______ Đào Ngọc Chương
Siêu hư cấu và Thành phố thủy tinh của Paul Auster
______ Nguyễn Thị Thanh Hiếu
Bộ ba New York của Paul Auster và tiểu thuyết
phản trinh thám trong văn học hậu hiện đại
______ Đặng Thị Bích Hồng
Vấn đề chủ nghĩa hậu hiện đại qua Bốn bề bờ bụi của
Akutagawa Ryunosuke
______ Nguyễn Thị Tịnh Thy
4) Điểm nhấn
“…Ngay từ cuối thế kỉ XX, nhiều công trình nghiên cứu hậu hiện đại đã được giới thiệu ở Việt Nam, tuy nhiên việc nghiên cứu này đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế mà nói, chính phê bình hậu hiện đại hiện thời là nền tảng và động lực chủ yếu thúc đẩy sáng tác và nghiên cứu phát triển. Không đi theo hướng này, văn học Việt khó có thể hội nhập vào dòng chảy chung của sáng tác và nghiên cứu văn chương của nhân loại.”…
(trích Lời nói đầu, Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, Lê Huy Bắc (chủ biên), NXB Tri thức, 2013).