Sách: Phương Pháp Vẽ Chân Dung

Phương Pháp Vẽ Chân Dung
215.000
Tác giả: Uyên HuyBìa mềm. Xuất bản tháng 04/2012. NXB Tổng Hợp TP.HCMSố trang: 446. Kích thước: 20 x 28cm. Cân nặng: 1020 gr
53a6e4297f8b9a77248b4582

vi
446
20 x 28cm.

Mô tả

Như đã trình bày trong phần lời tựa của quyển “Những vấn đề cơ bản về hình họa và phương pháp vẽ một đầu tượng” thì vẽ là một trong những khả năng cơ bản nhất của con người, thậm chí có thể nói rằng: Vẽ là một trong những bản năng tuyệt vời của con người.

 

Như vậy, vẽ theo bản năng thì không khó, nhưng học vẽ để phát triển năng khiếu bẩm sinh để trở thành người biết vẽ và sáng tạo bằng hình vẽ mỹ thuật là cả một quá trình học, khổ luyện có phương pháp.

 

Con người là đối tượng khó vẽ nhất. Muốn vẽ được hình tượng con người dưới dạng bài vẽ nghiên cứu thì phải trải qua nhiều giai đoạn học tập, rèn luyện.

 

Tiến trình học vẽ thì vẽ hình họa là môn học nhằm rèn luyện khả năng quan sát, nhìn ngắm khám phá, vẽ lại đối tượng theo mắt thấy. Quá trình học tập, rèn luyện này phải đi từ thấp đến cao, vẽ từ các mẫu có cấu trúc dễ cho đến khó. Qua đó cũng rèn luyện khả năng cảm thụ, cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ về hình.

 

Trước khi vẽ đầu người thì phải vẽ đầu tượng, trước khi vẽ đầu tượng thì điều kiện tiên quyết là học viên bắt buộc phải biết vẽ tốt đầu tượng vạt mảng, đầu tượng lột da. Nhưng trước khi vẽ đầu tượng vạt mảng thì người học phải vẽ tốt các mẫu tĩnh vật. Mà trước khi học vẽ tĩnh vật thì phải được học và vẽ thật tốt các khối hình cơ bản như hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác, lục giác, bát giác, hình trụ, đa giác. Tại sao phải có quy trình học như thế?

 

Bởi lẽ, theo góc độ nghiên cứu về tạo hình, về cấu trúc, phần bên khuất bên trong của vật thể (nếu không giảng giải phân tích thì khó nhận thấy), người có học vẽ một cách chính quy thì phải hiểu rõ những phần chìm khuất này. Nó chình là hình khối, xương, cớ của khu vực cần vẽ.

 

Ở phần đầu tưỡng hay chân dung đầu người thì trước tiên chúng ta phải chú ý nghiên cứu về cấu trúc khối rồi sau đó mới tới phần cơ thể học (anatomy).

 

Xét về góc độ hình khối hay cách quy các vật thể vào hình khối trong không gian mọi vật thể đều đươc cấu tạo bởi một hay nhiều khối. Thí dụ: Cấu trúc khối của cái chai là sự phối hợp giữa hai loại hình khối: Khối trụ (thân chai và cổ chai), khối cầu là phần kết nối giữa thân và cổ chai (một nửa khối cầu).

 

Về phần đầu người hay đầu tượng chúng ta cũng quan sát thấy có các khối cơ bản chìm khuất bên trong như sau:

 

Phần cổ là hình khối trụ. Phần đầu là hình khối cầu (khối tròn) và hình khối tam giác (từ xương hàm xuống cằm rồi tới vị trì hai lỗ mũi). Phần lỗ mũi là hình khối tam giác….

 

Vẽ đầu tượng không giống vẽ đầu người (hay gọi là chân dung đầu người), điểm khác biệt cơ bản là ở chỗ:

 

Đầu tượng chính là sự mô phỏng lại đầu người thật theo ngôn ngữ khối ba chiều và đúc nó ra bằng thạch cao, xi măng. Nhựa pô ly hoặc tạc trực tiếp vào gỗ hay vào đá. Như vậy, đầu tượng là hình mẫu bất động.

 

Còn đầu là người mẫu sống, chuyển động dược. Nó có sự sống, nói năng biểu hiện cảm xúc  trên mặt (thông qua sự chuyển động của xương, cơ dưới lớp da) Cón nữa, đầu tượng thì thường chỉ có một mầu (tượng thạch cao toàn trắng, tượng gỗ thì toàn mầu nâu, tượng đồng thì mầu kim loại), nhưng đầu người thì chúng ta có: màu da người, màu tóc, màu mắt, môi… thậm chí cả trang phục.

 

Vì vậy vẽ chân dung người thật thì chúng ta phải xem xét sự tương quan của các loại màu vừa nói  theo góc độ đậm hay nhạt cho dù vẽ bằng bút trì đen, bút sắt hay bằng màu. Chúng ta còn phải nghiên cứu, quan sát các sắc màu nóng hay lạnh, dưới tác động của môi trường không gian hay ánh sáng.

 

Điều quan trọng là, chúng ta phải hiệu sự tương quan lớn nhỏ, dài ngắn giữa các bộ phận lớn nhỏ trên phần đầu như: mặt dài hay ngắn; đầu tròn hay lép’ giữa đầu và cằm, đầu và cổ… rồi đến các phần như mắt, mũi, miệng, hố mắt… Nếu học sâu, chúng ta phải nghiên cứu từ môn cơ thể học (anatomy) để hiểu rõ cấu trúc, đặc điểm của các xương, cơ của phẩn đầu cho đến các tỷ lên cân đối từ tổng thể cho đến từng bộ phận…

 

Ngoài các cấu trúc xương co thì môn cơ thể học giúp cho người học biết các tỷ lệ lý tưởng về cơ thể học phần đầu người.

 

Nếu sau này chúng ta học vẽ chân dung ở dạng bán thân thì chúng ta sẽ học thêm cấu trúc phần thân người: khối ngực, vai, bụng cùng với cấu trúc, xương cơ cũng như mối liên quan về sự chuyển động giữa phần đầu, cổ, vai, bụng theo các chiều.

 

Khi học vẽ chân dung dạng toàn thân người (có khi người ta chỉ gọi chung chung là vẽ toàn thân người) thì phần học cơ thể học sẽ mở rộng và sâu hơn tùy theo cấp, lớp hay yêu cầu nghiên cứu.

 

Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ các dạng đường trục: trục cân đối, trục thăng bằng khi vẽ các hình thái chân dung từ chân dung phần đầu, bán thân cho tới toàn thân.

 

Chúng ta phải đặt sự nghiên cứu các đường trục này là nhằm trang bị những kiến thức cơ bản nhất về tư duy để thực hành tốt các bài vẽ chân dung về đầu người mà thôi.

 

Xin nhắc lại là điều kiện tiên quyết trước khi vẽ nhóm bài chân dung thì các bạn học viên phải học, hiểu, vẽ và vẽ thật tốt các bài vẽ tĩnh vật, đặt biệt là nhóm bài vẽ các khối cơ bản và đầu tượng trên cơ sở hiểu rõ cách phân tích về hình khối.

 

Cũng như quyển sách dậy vẽ về đầu tượng, trong khi trình bày nội dung quyển sách này, tác giả có sưu tập sử dụng hình ảnh minh họa của nước ngoài, biên tập lại theo hệ thống tự minh họa thêm và soạn phần lý thuyết để minh giải thêm cho bài viết của mình.

 

Ngoài ra tác giả còn đề cập đôi chút đến cách vẽ chân dung bằng phấn tiên (Pastel) với mục đích là làm cho các học viên phân biệt về các khả năng đặc điểm của bút chì và phấn tiên cũng như quy trình vẽ chân dung với hai loại chất liệu này.

 

Mọi sự hiểu biết chỉ đạt tới sự toàn vẹn khi chúng ta thực hành thật nhiều một cách nghiêm túc, có phương pháp để đạt đến trình độ “tri thành hợp nhất”. Điều này gián tiếp nói đến sự khổ luyện…

 

Cuối cùng các bạn hãy quan sát thật kỹ cách diễn tả bong trên chân dung ở mỗi hình mẫu. Cần quan tâm đến chiều hướng của nét bút, độ đậm nhạt, cách diễn bong trên chân dung nam, nữ, già, trẻ… Chú ý cách nhấn bong ở phần mí mắt, đỉnh mũi, khóe môi, miệng…

 

Hãy xem kỹ phần bài giảng trong quyển “Phương pháp vẽ đầu tượng” đã xuất bản và hãy rèn luyện sao cho: mắt thấy, ý muốn và thao tác vẽ đạt được sự hợp nhất.

 

Chúc các bạn thành công trong học tập và rèn luyện.

 

Họa sĩ Uyên Huy

Nhà Giáo Nhân Dân, Nguyên trưởng khoa Hội họa

Và trưởng khoa Mỹ thuật ứng dụng

Của trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh




Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận