I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1935
Tác giả: Phan Khôi
Sưu tầm và biên soạn : Lại Nguyên Ân
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 464 trang
Giá bìa: 125.000VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2013
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Về tác giả:
Phan Khôi (1887-1959) là học giả, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà ngữ học, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, dịch giả. Khoảng thời gian hoạt động rực rỡ nhất trong đời Phan Khôi, "làm cho Phan Khôi trở thành Phan Khôi", kéo dài từ năm 1928 đến năm 1939. Trong khoảng thời gian này, toàn bộ các bài viết của ông đều được đăng trên báo chí với các đề tài rất đa dạng: cổ học Trung Quốc và Việt Nam; văn hóa, văn học và chính trị Trung Quốc đương đại; khảo cứu lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và văn học Việt Nam, phê phán chính sự đương thời,… Đặc biệt Phan Khôi là người khởi động hoặc tham gia hàng loạt các cuộc tranh luận trên báo chí về khá nhiều vấn đề học thuật có tính cơ bản và lâu dài, gắn với sự phát triển của tư tưởng, văn học và xã hội Việt Nam thế kỷ XX.
2) Về tác phẩm:
Hoạt động báo chí của Phan Khôi trong năm 1935 hầu như tập trung trên tờ Tràng An báo ở Huế; đây là tờ báo thứ hai Phan Khôi điều hành với tư cách chủ bút. Nếu với tờ Phụ nữ thời đàm từ 2 năm trước (1933-1934), sự điều hành của ông ở vai trò chủ bút dù sao cũng giới hạn ở tính chất của một tuần báo văn hóa xã hội, thì với tờ Tràng An báo, một nhật báo (dù chỉ ra 2 kỳ mỗi tuần) có nội dung tổng hợp mà trước hết là các vấn đề thời sự chính trị xã hội, vai trò chủ bút là một trọng trách mà Phan Khôi trải nghiệm lần đầu tiên trong đời làm báo của mình.
***
3) MỤC LỤC
• Vài lời chung về việc biên soạn các
Sưu tập tác phẩm đăng báo của Phan Khôi
• Tiểu dẫn về Sưu tập các tác phẩm của Phan Khôi đăng báo trong năm 1935
• Một số sách tra cứu
– NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ BỎ ĐỈA VÀO TAI
– VIỆC NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ BỎ ĐỈA VÀO TAI
– BỘ XÃ DÂN KINH TẾ SẼ LÀM GÌ?
– THƠ NGỎ KÍNH TRÌNH QUAN LỚN PHỦ ĐƯỜNG THỪA THIÊN
– QUAN NÊN ĐỐI VỚI DÂN THẾ NÀO
– BÁO HẠI CHỈ TẠI ÔNG NGHỊ VIÊN THƯỜNG TRỰC NÀY THÔI
– LẠI ĐÍNH CHÍNH NỮA
– VIỆC NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ BỎ ĐỈA VÀO TAI
– CÁCH CHỨC VÀ KHAI PHỤC ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
– XÂM QUYỀN HAY NGOẠI THỦY: SỨ TÒA LÀM VIỆC CỦA TỈNH ĐƯỜNG
– ĐÁP MỘT ÔNG QUAN THẦY THUỐC Ở NAM KỲ
– BIỂU ĐỒNG TÌNH VỚI VIỆC CHO NGƯỜI NGOẠI QUỐC ĐẾN LẬP NGHIỆP Ở ĐÀ LẠT
– NAM TRIỀU PHẢI CÓ THÊM MỘT CƠ QUAN GIÁM SÁT
– MỘT CÁI OÁN, NGƯỜI NHÀ ĐOAN GÂY RA CHỐN DÂN GIAN
– MỘT ĐIỀU VÔ LÝ TRONG VIỆC ĐẠC ĐIỀN
– THẦY TRÒ ĐỜI NAY CÓ THỂ LẤY NHAU ĐƯỢC KHÔNG?
– HỘI "PHẬT SINH NHẬT" Ở HUẾ
– NHÂN DÂN THÀNH HUẾ ĐỐI VỚI NGÀY LỄ VÍA PHẬT
– NÊN PHÂN BIỆT TÔNG GIÁO VỚI SỰ MÊ TÍN
– MÙA THUẾ TỚI GIÁ BẠC CAO, DÂN CHỊU THIỆT HẠI RẤT NHIỀU
– SỰ HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC HỘI PHẬT GIÁO BA KỲ
– TRẦN HƯỚNG, NGƯỜI BỊ BẮT THUỐC PHIỆN LẬU ĐÃ NẠP BẠC VÀ ĐƯỢC THẢ
– ĐẢNG VIÊN CỌNG SẢN SAO CŨNG ĐƯỢC DỰ CỬ VÀ ĐẮC CỬ?
– MỘT VIỆC SAU CẢI CÁCH CÔNG VIỆC HƯƠNG THƠ THÀNH HIỆU THẾ NÀO?
– CÂU HỎI ĐẶT RA DƯỚI QUYỀN TƯ PHÁP NAM TRIỀU
– VỀ VỤ KIỆN VỢ CHỒNG THAM ÂN
– LIẾC QUA NỘI DUNG TỜ VIỆT-HOA THƯƠNG ƯỚC
– MỘT CÁI ÁN ĐIỀN THỔ RẤT TRÁI LẼ Ở PHÚ YÊN
I. Quan tỉnh làm pháp luật mất cả tín dụng
II. Quan tỉnh làm tổn uy vọng của hai chính phủ
III. Bộ Tư pháp có quyền cải nghĩ cái án nầy dù nó đã là chung thẩm
– HĂM BA THÁNG NĂM KHÔNG ĐÁNG LÀ NGÀY "QUỐC SỈ"
– MẤY VIỆC XẢY RA Ở HUẾ TRƯỚC VÀ SAU THẤT THỦ
1. Các con nuôi vua Tự Đức
2. Sáu tháng ba vua
3. Trong ngoài ghét nhau
4. Người Pháp lập vua
– XUNG QUANH VIỆC KINH THÀNH HUẾ THẤT THỦ
Nhân giặc giã làm giàu
Đánh giặc mà đi coi
Thọ Xuân Vương với cuộc thất thủ
Một người bồi bị giết bởi tay một viên đội phấn nghĩa
Thái độ Tôn Thất Thuyết trước ngày hăm ba
Một bà đầm đòi bắn ông Nguyễn Văn Tường
Thơ ông Nguyễn Văn Tường
Thuyết nan phân thuyết, Tường triệu bất tường
Hữu quân Hồ Hiển đòi chém Nguyễn Văn Tường
Hăm ba tháng năm có quốc tế
– LAI LỊCH BỨC THƠ CỦA NGUYỄN VĂN TƯỜNG
– THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG GỞI CHO NGUYÊN SÚY NƯỚC PHÁP Ở TÂY-TY – ÍT LỜI VỀ VIỆC ÔNG HUYỆN QUỲNH LƯU ĐÁNH ÔNG CỬ HỒ PHI THỐNG
– TẠI SAO TÔI MẠT SÁT ÔNG TÔN THẤT THUYẾT
– SỰ TỪ CHỨC CỦA CÁC BẬC ĐẠI THẦN
– HƯỞNG ỨNG VỚI TIN VĂN
– NẾU Ý-Á ĐÁNH NHAU, ANH VÀ NHẬT SẼ BỊ LÔI KÉO VÀO
MÀ GÂY NÊN CUỘC THẾ CHIẾN ĐẠI CHIẾN
– NHỮNG CÁI NHƯỢC ĐIỂM CỦA NƯỚC Ý TRONG CUỘC Ý
-Á CHIẾN TRANH
– CÁI GHẾ NGHỊ TRƯỞNG TRONG NGÀY NHÓM VIỆN DÂN BIỂU SẮP TỚI ĐÂY
– NHÀ VĂN SĨ HENRI BARBUSSE QUA ĐỜI
– MẤY THỨ SÁCH LỊCH SỬ SAO LẠI BỊ CẤM Ở TRUNG KỲ?
– NGƯỜI BẤT HỌC KHÔNG ĐÁNG Ở NGÔI CAO
– HÃY BƯNG NHỮNG CÁI MỒM THỦ CỰU LẠI ĐỂ CHO TỈNH LỴ BÌNH ĐỊNH
DỜI XUỐNG QUY NHƠN
– TRUNG KỲ MAY RA ĐƯỢC BỚT CHÍN VẠN ĐỒNG BẠC THUẾ
– CHÚNG TÔI ĐỂ Ý ĐẾN VIỆN DÂN BIỂU TRUNG KỲ LẮM CHỚ
– NGƯỜI KHÔNG THIẾU MÀ LÀM NHƯ THIẾU NGƯỜI
– VỀ MÓN TIỀN ĐỆ NẠP CHO NAM TRIỀU HẰNG NĂM, XỨ BẮC KỲ ĐÃ QUÊN BẴNG
– BỘ CÔNG ĐÃ THÀNH RA VẤN ĐỀ TRANH LUẬN
– ÔNG ƯNG QUẢ DIỄN THUYẾT
– TRẢ LỜI MỘT CÂU PHÊ BÌNH
– MỘT VIỆC HÌNH NHƯ TRÁI VỚI NGHĨA BẢO HỘ
– NGƯỜI AN-NAM ĐỀU KHÔNG ĐÁNG Ở DƯỚI QUYỀN CAI TRỊ CỦA NGƯỜI LÀO
– Ở GẦN BÊN CHÂN VUA, KẺ DÂN LÀNH VẪN CỨ BỊ BÓC LỘT VÀ HIẾP ĐÁP
– LÀNG THỦY TÚ BỊ BÓC LỘT VÀ HIẾP ĐÁP
– NGƯỜI VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC NHẬT BẢN XÂM LƯỢC TRUNG HOA
– BẮT DÂN AN NAM CHỊU DƯỚI QUYỀN CAI TRỊ NGƯỜI LÀO
LẠI LÀ ĐIỀU NHỤC CHO NAM TRIỀU VÀ THIỆT CHO KHO BẢO HỘ
– MẤT NƯỚC HÁ CHẲNG MONG CÓ NGÀY LẤY LẠI?
– BỘ KINH TẾ, DÙ XÃ DÂN HAY CHẲNG XÃ DÂN,
CŨNG QUYẾT KHÔNG LÀM ĐƯỢC VIỆC GÌ
– NÊN BÀI XÍCH LỐI VĂN KHÔNG THÀNH THỰC
– CHÁNH PHỦ PHÁP MUỐN CHO VIỆT KIỀU Ở LÀO THÀNH RA DÂN LÀO CẢ SAO?
– CHÁNH PHỦ BẢO HỘ VỚI ĐIỀU ƯỚC 1884
– XIN CHÁNH PHỦ NAM TRIỀU CHỈNH ĐỐN LẠI VIỆC HƯƠNG THƠ HAY DÃ TRẠM
– KINH TẾ XỨ TA ĐÃ CÓ CƠ HỒI PHỤC NGUYÊN TRẠNG HAY CHƯA
– CUNG CHÚC TÂN NIÊN
– NHỚ ĐÂU NÓI ĐÓ
Tiểu dẫn
Bợ đít
Giá trị của cái biết
Chuyện buồn cười
Ăn cắp Tàu
Cái lớn lao ở ngoài đời
Không ưa đàn bà
Cái trí của bò cái
Được tài sửa
Mô phạm của thời đại
Một ấm bốn chén
– HỒI ỨC LỤC
Huế hồi tôi còn nhỏ
– VĂN NGHỆ TẠP ĐÀM
Con rồng của thi nhân
Thi nhân với nước
Đông phong là Nhật Bản
– CÓ CÓ KHÔNG KHÔNG
Không, họ thích phẩm hàm hơn tiền bạc
Lạ cho đám dân thầy ở Huế
...
4) Điểm nhấn
” Đây chính là dịp để cây bút viết báo của Phan Khôi đối thoại với nền chính trị quân chủ lệ thuộc ngoại bang này, kiểm định hiệu năng hoạt động của một số cơ quan, cơ chế trong bộ máy của nó. Việc một vài người từ giới làm báo như Phạm Quỳnh – mà Phan Khôi từng quen biết và là một trong những địa chỉ đối thoại trong không ít bài báo của ông những năm trước – bước vào giới chức cấp cao triều Nguyễn, có lẽ cũng thúc đẩy nhu cầu đối thoại ấy. Phải chăng vì vốn là nhà nho, là con cháu của những cựu quan chức triều Nguyễn; nên Phan Khôi cũng ít nhiều hy vọng, trong một giai đoạn ngắn, vào những cải cách đang tiến hành; nên ngòi bút nhà báo của ông đôi khi cũng nêu một vài đề xuất mang tính bổ sung, chỉnh sửa hệ thống, cơ cấu (ví dụ rõ nhất là việc đề xuất một cơ quan giám sát – xem bài Nam triều phải có thêm một cơ quan giám sát, Tràng An báo, 23.4.1935). Tất nhiên, hoạt động thường xuyên của Tràng An báo thời kỳ Phan Khôi làm chủ bút là vạch ra những sự lạc hậu, non kém, bất cập của bộ máy triều Nguyễn, từ những cơ quan tại triều đến những cơ quan cấp tỉnh cấp huyện.”...
(trích Tiểu dẫn về sưu tập các tác phẩm của Phan Khôi đăng báo trong năm 1935, Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1935, Phan Khôi, NXB Tri thức, 2013).