Mứt gừng Kim Long Huế
Như thường lệ, gần đến ngày rằm tháng chạp ở làng Kim Long, hầu như nhà nào cũng làm mứt gừng. Thực ra, ở đâu cũng có thể có gừng củ và làm được mứt gừng, Kim Long sở dĩ nổi tiếng về mứt gừng vì đây là làng ven sông, nguyên liệu được mua từ một ngôi làng vùng Thượng nguồn sông Hương là làng Bãng Lãng (ngã ba Tuần) chuyên chở bằng thuyền xuôi dòng về bán, người dân ở đây đã chế biến mứt gừng thành một sản phẩm đặc trưng của quê mình.
Mứt gừng Huế vốn thơm, cay hơn mứt các vùng vì được chế biến từ củ gừng Tuần, vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế. Đó là loại gừng được trồng trên vùng đất ở ngã ba Tuần nơi hai nhánh Tả và Hữu của con sông Hương gặp nhau. Củ gừng Tuần tuy nhỏ nhưng dậy hương thơm và vị đậm đà. Đến tháng chạp, gừng vừa độ, không quá non và quá già, được thu hoạch để chế biến mứt. Mứt gừng đẹp, lát to, vừa đường, làm trắng bằng chanh và quất, không màu, không phẩm, không chất bao quản. Làm bằng thủ công (nghề truyền thống từ nhiều chục năm). Miếng mứt gừng mỏng, cay cay ngọt ngọt.Vị cay thơm của gừng sẽ giúp ấm áp lòng ta, chén trà xanh không thể thiếu lát gừng Xứ Huế .
Những gia đình làm mứt gừng ở Kim Long cho biết, chẳng có bí quyết nào để làm ra sản phẩm đặc biệt ấy; duy nhất phải mua được gừng Kim Long hoặc gừng Tuần làm mứt mới ngon, cay. Mỗi cân gừng củ sau khi gọt vỏ, bào mỏng, rửa sạch, ngâm nước vo gạo khoảng một giờ vớt ra để ráo. Sau đó, đun nước sôi luộc gừng cho vào một ít chanh, không nên luộc quá kỹ, để ráo nước, theo tỷ lệ một kg đường một kg gừng, sau khi trộn đều để ngấm khoảng một giờ cho vào chảo rộng rim lửa than liu riu. Thỉnh thoảng trộn đều đến khi mứt gần sánh thì đảo nhanh tay cho tới khi đường thật khô và bắt từng lát gừng duỗi thẳng và đặt chồng lên nhau từng lớp. Sau khi mứt gừng đã thẳng và khô, để nguội thì cho vào thẫu thuỷ tinh hoặc bao bóng để bảo quản lâu ngày.
Ngày nay, hàng bánh, mứt Tết đa dạng nhập từ nước ngoài vào nhiều kể cả hàng nội địa ngon và đẹp nhưng mỗi người con xứ Huế vẫn không quên mứt gừng. Như thường lệ, cứ mỗi năm chuẩn bị đón Tết, nhiều người thường đến tận làng Kim Long mua cả thúng Mứt gừng Huế để biếu tặng bạn bè ở miền Nam để cùng thưởng thức, chia sẻ với món quà xứ Huế quê nhà.
Tác dụng của mứt gừng
Đối với các trường hợp cảm lạnh ho sốt không ra mồ hôi và rối loạn tiêu hóa, có thể nhai tươi, nuốt cả cái lẫn nước, ngậm gừng khô, gừng nướng... uống nước gừng sắc.
Trong trường hợp cảm lạnh, dùng gừng đánh gió, giã gừng đắp khi bị chấn thương gây sưng bầm khớp đau nhức, côn trùng thú cắn.
Uống bia gừng - cho gừng thái sợi vào bia, vừa trừ được hàn thấp lại gây lợi tiểu chống bụng phệ (bụng bia).
Đông y từ lâu đã nói dùng gừng xào với tỏi tôm ăn buổi tối để lấy lại sự trẻ trung sung mãn và chữa chân dương kém ở những người trẻ bị lãnh cảm tình dục.
Gừng chống viêm, giảm đau trong viêm cơ xương khớp (75-85%).
Bột gừng hòa nước uống làm dịu cơn đau đầu.
Gừng khống chế sinh trưởng tế bào ung thư ở một số giai đoạn nhất định và chữa hội chứng nôn mửa của bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng hóa dược và xạ trị.
Trên tim mạch: Gừng ức chế men ATPase. Kích thích thần kinh tim tăng nhịp tim, dãn mạch, tăng cường tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm đau.
Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa. Gừng không gây buồn ngủ nên du khách tỉnh táo chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên đường, phòng chống rối loạn tiêu hóa do thức ăn lạ ở những nơi mới đến, phòng cảm gió lạnh khi trở trời trên hành trình chống tê mỏi do phải ngồi lâu trên ô tô. Trà gừng là bạn của du khách, không quên nó trong hành trang.
Trên bộ máy sinh dục, gừng làm tăng lượng tinh dịch và tính năng động của tinh trùng 70 - 90%
Gừng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng hấp thụ. Các nhà khoa học Nhật thấy gừng hạn chế sự hình thành sỏi mật và khuyên người có sỏi mật ăn gừng.
Gừng chống ôxy hóa, chống lão hóa: Mạnh hơn cả vitamin E do chứa 12 hoạt chất chống ôxy hóa.
Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi.