Sản phẩm: Tinh dầu hoa Tràm

Tinh dầu hoa Tràm

Mô tả sản phẩm

Thông tin về sản phẩm:

Thành phần Tinh dầu hoa Tràm

100% Dầu Tràm có nguồn gốc tự nhiên được chưng cất từ phấn hoa Tràm

Công hiệu của tinh dầu hoa Tràm

Tinh dầu Tràm khử độc, sát trùng, xoa dịu, long đàm, cầm máu, khích vận, cầm máu...

Tác dụng trị bệnh của tinh dầu hoa Tràm

Các bệnh ngoài da cũng như nội thương: trầy da, chảy máu, sưng bầm, muỗi đốt, mẩn ngứa, nhức xương, bong gân, mỏi bắp thịt, cảm mạo, phong hàn, thấp khớp, nhức đầu, sổ mũi, chóng mặt, ăn không tiêu, đau bụng.

Rất thích hợp cho sản phụ, trẻ sơ sinh và người cao tuổi...

Cách dùng Tinh dầu hoa Tràm

Xức, thoa, bóp, xông, uống, pha vào nước tắm 

Đặc biệt: Không có tác dụng phụ.

Sản phẩm để càng lâu càng tốt.

Do có tính diệt vi khuẩn vi trùng rất mạnh, Dầu tràm hiện đang được sử dụng rất rộng rãi cho trẻ em và người lớn tuổi, ngoài ra còn được dùng phòng chống H1N1. Những cơ quan y tế khuyên chúng ta nên rửa tay sạch sẽ mỗi khi đi ra ngoài về và thường xuyên rửa , trên thị trường đã bán các loại nước rửa tay để đối phó với H1N1. Dầu tràm trở thành một sản phẩm không thể thiếu với  đặc điểm là rất linh động có thể mang đi và thoa, xức bất cứ lúc nào và ở đâu và mùi hương thơm dễ chịu, ngan ngát mang đặc trưng của cây Tràm.

Vương quốc dầu Tràm Huế

Từ hàng trăm năm nay, người đi trên QL1A đoạn qua xã Lộc Thuỷ (Phú Lộc, TT-Huế) đều được hít hương dầu tràm thơm ngát bốc lên từ nhiều lò nấu cổ truyền bên đường. Dầu tràm Phú Lộc nổi tiếng không chỉ bởi mùi thơm mà cả công dụng chữa nhức mỏi hiệu nghiệm.

 
bán Dầu Tràm bán tinh dầu Tràm

Từ xưa, vùng Lộc Thuỷ chi chít rừng tràm gió. Đi đâu cũng đụng cây tràm. Tràm phủ xanh như rừng nguyên sinh vậy. Nhiều lần nấu ăn bằng củi và lá cây tràm thấy tứa ra nước thơm, người dân ở đây nghĩ ra cách nấu dầu tràm từ đó. Dầu tràm có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ hết nên ai cũng thích.

nấu dầu Tràm Lò dầu Tràm Lò nấu dầu Tràm

Ngày ngày, nhiều gia đình ở đây quây quần bên bếp lửa và rừng tràm. Sau một buổi làm người ai cũng nám đen vì khói và xây xướt do lủi vào rừng tìm lá tràm.

Lá và nước được bỏ vào nồi lớn nồi phải là loại nồi đúc bằng đồng nguyên chất  rồi được bịt kín bằng đất sét, nấu cho sôi. Tràm nấu trong nồi to này 5 tiếng đồng hồ là xong và củi phải đun thật đều. 1,5 tạ lá tràm chiếm tỷ lệ 2/3 nồi, còn lại 1/3 là nước sẽ cho ra 1 lít dầu. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng phải đun lửa đều và kỹ, không lúc nào thiếu lửa hay để cho lửa cháy quá lớn sẽ làm bay hơi mất mùi dầu. Nước tràn lên sẽ theo đường dẫn chảy xuống nồi thấp hơn, chai hứng dầu từ vòi sẽ được đặt trên một chậu đầy nước lạnh để làm cô dầu khi từ thùng nóng ra ngoài, sau đó tinh dầu Tràm sẽ được chiết ra chai, dân ở đây thường dùng loại chai lép 200 ml hoặc chai rượu Wall Street. 

Dầu Tràm ra lò Chai dầu Tràm

Nhiều du khách hay qua lại quãng đường này, mỗi lần qua vùng Lộc Thủy hay Phú Lộc thường ghé lại mua dầu tràm về cho mẹ và vợ vốn đã “nghiện” thứ dầu dân dã mà rất hiệu nghiệm này - “Cứ xức vào người là thấy rất đã". Nhiều người cho rằng: "mệt mỏi thì cũng lấy dầu này ra xức luôn, thấy thoải mái vô cùng”

 Toàn xã Lộc Thuỷ hiện có trên chục lò nấu tinh dầu tràm và hàng trăm điểm bán dầu dọc đường. Địa phận bán dầu tràm còn lan ra phía Nam tới xã Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô, gần tiếp giáp Đà Nẵng, với hơn 300 điểm bán. Đi qua cung đường này có cảm giác như lạc vào “thánh địa” của tràm với chi chít những chai dầu vàng, trắng hiện ra trước mắt và mùi dầu thoang thoảng khắp không gian.

Dầu Tràm Huế sản phẩm từ Tràm điểm bán dầu Tràm


Có một thời gian, dầu tràm không được ưa chuộng, do sính ngoại nên người ta chỉ thích dầu gió, dầu xanh ở Trung Quốc và nước ngoài. Nhưng khoảng 10 năm trở lại, tinh dầu tràm đã rất được khách tin dùng, phần lớn do được nấu thủ công, nguyên liệu hoàn toàn từ thảo mộc thiên nhiên và không pha các phụ gia công nghiệp. Tinh dầu tràm rất an toàn cho người sử dụng, ai cũng có thể xài, đặc biệt rất thích hợp với người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và phụ nữ sinh em bé.

Hiện có nhiều doanh nghiệp ngoại tỉnh thấy tiềm năng dầu tràm nên đã về đầu tư thêm cho các lò nấu để cho ra nhiều sản phẩm từ tràm độc đáo như lót lưng, nịt lưng, nịt gối, nịt ngực, nịt bụng, lót giày… Nghề dầu tràm Lộc Thuỷ ngày càng phát triển chính nhờ bản sắc của loại tràm tốt nơi đây.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lá tràm gió mọc tự nhiên ở những vùng cát trắng, phải thuê người đi bứt và thuê xe chở về. Mùa nắng cây tràm lá xum xuê còn mùa mưa thì cây xơ xác không có được lá nhiếu như mùa hè .

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu từ đó cũng thất thường.  Người chuyên cung cấp lá tràm gió cho các lò nấu dầu ở đây, cho biết: "Một bao tràm giá chở về tận lò là 50 ngàn đồng, nhưng đến mùa mưa giá tăng thêm 5 - 10 ngàn đồng/bao. Trong khi đó, một bao lá chỉ nặng cỡ 20 - 30kg nên để có thể nấu một nồi dầu tràm phải tốn 5-6 bao lá. Tính ra, riêng tiền lá đã "ngốn" mất của người dân hết đến 300 ngàn đồng. Thêm nước, tiền củi… tính ra chi phí để nấu một nồi dầu cũng phải tầm từ 200 ngàn đồng trở lên chưa tính đến tiền công của người nấu dầu , chai để đóng dầu ,tiền vận chuyển .

“Vương quốc” của dầu tràm Phú Lộc nằm dọc theo Quốc lộ 1A qua địa bàn xã Lộc Thủy, Lộc Tiến. Nơi đây vốn được xem là vùng đất trời phú cho rất nhiều cây tràm, cây bổi. Sự hào phóng của núi rừng tuy chưa làm nên sự giàu sang cho người dân ở nơi đây nhưng đã góp phần nuôi sống bao thế hệ người dân làng tràm khi hạt lúa không còn là niềm cứu cánh. Bây giờ, để tinh luyện ra một mẻ dầu tràm, hành trình đi bứt lá bổi, lá tràm cũng thật gian nan. Tâm sự về nghề, một nghệ nhân nấu dầu tràm ở xã Lộc Thủy nói: “Những năm đầu của thập kỷ 80-90 của TK XX, cây bổi, cây tràm còn nhiều vô kể. Người dân không cần đi đâu xa, chỉ quanh quẩn bên các trảng cát gần làng là đã có. Mà cũng lạ, cái đất vùng ni cứ bứt lứa này đến lứa khác, lá tràm lá bổi vẫn không hết được, vẫn mọc xum xuê. Vào thời đó chỉ riêng xã Lộc Thủy đã có gần một trăm hộ dân chuyên đi bứt lá tràm, lá bổi để về luyện dầu bán. Nay lá bổi, lá tràm không còn nhiều như trước, số hộ dân làm nghề này cũng giảm xuống nhưng bà con vẫn bám trụ với nghề, lấy công làm lãi”.

Gia đình ông  là một trong những hộ còn giữ được nghề nấu dầu tràm gia truyền. Hằng ngày, vợ chồng ông phải lên những trảng cát dưới chân núi Bạch Mã hay đi xa hơn xuôi về phía cảng Chân Mây để kiếm lá tràm, lá bổi. Cứ bứt ngày này qua ngày khác, lúc nào đủ cho một mẻ dầu mới ngưng nghỉ. Nói về cách luyện dầu tràm, ông  cho biết: “Cách thức luyện dầu tràm cũng tựa như nấu rượu. Cứ 4 bao lá bổi, 2 bao lá tràm (khoảng 1,5 tạ) được đổ nước ngập 1/3 nồi nấu, sau khi đun lửa cháy đều 5-6 giờ đồng hồ sẽ cho ra 1 lít dầu tràm. Dầu cùng nước được đun sôi, bốc hơi chảy xuống ống dẫn, tràn qua một hệ thống can nhựa, dầu nhẹ sẽ nổi lên trên được cho vào chai”. Theo ông , không phải ai cũng có thể nấu được một mẻ dầu tràm thơm, đượm nồng, dược tính cao. Bởi nghề này đã được truyền qua bao thế hệ, những kinh nghiệm gia truyền được đúc rút là bài học cho những mồ hôi, nước mắt của người dân làng tràm. Người nấu dầu tràm thơm phải là những người thợ “mát tay”, nắm rõ những bí quyết về cách chọn nguyên liệu, mực nước khi đổ, nhiệt độ của lửa…

Tính năng sản phẩm

Hãng sản xuất
Mới
Kích thước đánh bóng
Không có



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận