Sản phẩm: Bánh cáy làng Nguyễn

Bánh cáy làng Nguyễn

Mô tả sản phẩm

Thông tin về sản phẩm:

     Việt Nam, một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước đã sản sinh ra biết bao vật phẩm quý kết tinh từ những cây cỏ trên đất đai, sông biển, núi non của mình. Thứ nào cũng mang một huyền tích thú vị thấm đẫm chất nhân văn. Đời vua Hùng thứ 6, Lang Liêu đã làm ra bánh chưng, bánh dày từ chính hạt gạo, hạt đậu, con lợn chuồng nhà, lá dong trong vườn… Những nghĩ suy sâu sắc có tính triết học cao đó đã giúp vua Hùng chọn được người kế vị xứng đáng và trở thành những kỳ công, biểu tượng văn hóa ẩm thực người Việt.

     Một thứ bánh nữa có cái tên dân dã - Bánh Cáy - cũng mang sự tích từ đời vua Hùng Vương thứ 18. Vua cha kén vợ cho hoàng tử út. Người được vua ưng là con gái viên tướng tài ba trong triều. Nhưng hoàng tử lại yêu một cô gái quê (ở huyện Đông Hưng – Thái Bình ngày nay). Vua không phản đối nưng lại đưa ra một thách thức: Phải tạo ra một loại bánh tỏ sự giao hòa giữa trời và đất. Hoàng tử và cô gái rất lo. Họ tính toán hàng năm. Vào một ngày đầu xuân, họ dâng lên vua cha một thứ bánh có tên “Bánh Cái” bằng nửa chiếc bánh chưng và rộng bằng chiếc bánh dày tượng trưng cho sự giao hòa bánh chưng, bánh dày của Lang Liêu và sự giao hòa giữa trời và đất. Cái tên bánh do cô gái đặt vì có những con cái bằng bột nếp rang giòn. Trải qua thời gian, chữ “i” trong “bánh cái” bị thay bằng chữ “y” trong “bánh cáy” ngày nay. Nhờ có chiếc bánh họ được thành vợ thành chồng và xin vua cha được ở lại vùng đồng bằng quê cô gái giúp dân mở mang việc cày cấy.

     Ngày nay, nhiều địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ làm bánh cáy dùng trong dịp tết Nguyên Đán. Nhưng chuyên nghiệp và đều đặn cả năm thì chỉ có ở huyện Đông Hưng- Thái Bình., đặc biệt là làng Nguyễn, nơi nổi tiếng về thàn tích chống Pháp – làng Nguyễn anh hùng.

     Bánh cáy có nhiều màu sắc. Người ta chọn loại nếp ngon (nếp cái hoa vàng), mang hạt rang lên thành bỏng rồi giã thành bột, vê tròn thành quả. Quả được thái thành những thanh nhỏ bằng ngón tay, tẩm gấc thành con cái đỏ, tẩm quả dành dành thành con cái vàng, rồi đem rán mỡ giòn tan cộng với mạch nha làm từ mầm lúa ngọt và mát, mứt dừa, vừng, lạc rang thơm tróc vỏ. Cả nồi mạch nha được nhào trộn với những nguyên vật liệu trên cùng những hạt bỏng trắng tinh, đun vừa lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng, lạc, mứt dừa. Khi bánh nguội, dóc khuôn lấy ra cắt thành những thanh nhỏ, đóng hộp. Trên ban thờ ngày xuân, những hộp bánh cáy được xếp bên những bánh chưng, bánh dày, mâm ngũ quả… tạo vẻ tết nhất ấm cúng, ăn sâu vào ký ức con người. Ngày nay, khâu làm bánh cáy ở làng Nguyễn đã được hiện đại hóa một số cơ sở sản xuất nổi tiếng.

     Du khách đến thăm Thái Bình, qua cầu Tân Đệ đã thấy san sát các cửa hàng bánh cáy hai bên đường vào thành phố. Trong đó số đông là bánh cáy làng Nguyễn, làng Nguyễn anh hùng, làng Nguyễn khéo tay hay làm đã tạo ra loại sản phẩm quý giá, một biểu tượng văn hóa ẩm thực của quê lúa Thái Bình.

Việt Nam, một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước đã sản sinh ra biết bao vật phẩm quý kết tinh từ những cây cỏ trên đất đai, sông biển, núi non của mình. Thứ nào cũng mang một huyền tích thú vị thấm đẫm chất nhân văn. Đời vua Hùng thứ 6, Lang Liêu đã làm ra bánh chưng, bánh dày từ chính hạt gạo, hạt đậu, con lợn chuồng nhà, lá dong trong vườn… Những nghĩ suy sâu sắc có tính triết học cao đó đã giúp vua Hùng chọn được người kế vị xứng đáng và trở thành những kỳ công, biểu tượng văn hóa ẩm thực người Việt.

     Một thứ bánh nữa có cái tên dân dã - Bánh Cáy - cũng mang sự tích từ đời vua Hùng Vương thứ 18. Vua cha kén vợ cho hoàng tử út. Người được vua ưng là con gái viên tướng tài ba trong triều. Nhưng hoàng tử lại yêu một cô gái quê (ở huyện Đông Hưng – Thái Bình ngày nay). Vua không phản đối nưng lại đưa ra một thách thức: Phải tạo ra một loại bánh tỏ sự giao hòa giữa trời và đất. Hoàng tử và cô gái rất lo. Họ tính toán hàng năm. Vào một ngày đầu xuân, họ dâng lên vua cha một thứ bánh có tên “Bánh Cái” bằng nửa chiếc bánh chưng và rộng bằng chiếc bánh dày tượng trưng cho sự giao hòa bánh chưng, bánh dày của Lang Liêu và sự giao hòa giữa trời và đất. Cái tên bánh do cô gái đặt vì có những con cái bằng bột nếp rang giòn. Trải qua thời gian, chữ “i” trong “bánh cái” bị thay bằng chữ “y” trong “bánh cáy” ngày nay. Nhờ có chiếc bánh họ được thành vợ thành chồng và xin vua cha được ở lại vùng đồng bằng quê cô gái giúp dân mở mang việc cày cấy.

     Ngày nay, nhiều địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ làm bánh cáy dùng trong dịp tết Nguyên Đán. Nhưng chuyên nghiệp và đều đặn cả năm thì chỉ có ở huyện Đông Hưng- Thái Bình., đặc biệt là làng Nguyễn, nơi nổi tiếng về thàn tích chống Pháp – làng Nguyễn anh hùng.

     Bánh cáy có nhiều màu sắc. Người ta chọn loại nếp ngon (nếp cái hoa vàng), mang hạt rang lên thành bỏng rồi giã thành bột, vê tròn thành quả. Quả được thái thành những thanh nhỏ bằng ngón tay, tẩm gấc thành con cái đỏ, tẩm quả dành dành thành con cái vàng, rồi đem rán mỡ giòn tan cộng với mạch nha làm từ mầm lúa ngọt và mát, mứt dừa, vừng, lạc rang thơm tróc vỏ. Cả nồi mạch nha được nhào trộn với những nguyên vật liệu trên cùng những hạt bỏng trắng tinh, đun vừa lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng, lạc, mứt dừa. Khi bánh nguội, dóc khuôn lấy ra cắt thành những thanh nhỏ, đóng hộp. Trên ban thờ ngày xuân, những hộp bánh cáy được xếp bên những bánh chưng, bánh dày, mâm ngũ quả… tạo vẻ tết nhất ấm cúng, ăn sâu vào ký ức con người. Ngày nay, khâu làm bánh cáy ở làng Nguyễn đã được hiện đại hóa một số cơ sở sản xuất nổi tiếng.

     Du khách đến thăm Thái Bình, qua cầu Tân Đệ đã thấy san sát các cửa hàng bánh cáy hai bên đường vào thành phố. Trong đó số đông là bánh cáy làng Nguyễn, làng Nguyễn anh hùng, làng Nguyễn khéo tay hay làm đã tạo ra loại sản phẩm quý giá, một biểu tượng văn hóa ẩm thực của quê lúa Thái Bình.

Tính năng sản phẩm

Hãng sản xuất
Mới



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận