I. Khái niệm về chỉ dẫn địa lý:
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay Quốc gia cụ thể. (Khoản 22, Điều 4 - Luật Sở hữu Trí tuệ 2005).
Văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý, có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm
Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Ví dụ "Made in Japan" (điện tử), "Vạn Phúc" (lụa tơ tằm); "Bát Tràng" (gốm, sứ)...
Một dạng chỉ dẫn địa lý đặc biệt là "Tên gọi xuất xứ hàng hoá". Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn như vậy được gọi là "Tên gọi xuất xứ hàng hoá".
Ví dụ: "Phú Quốc" (nước mắm), “Hưng Yên” (tương bần)
* Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;
Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý.
II. Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý ?
Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn đó tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương tương ứng, với điều kiện hàng hoá do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hoá đó.
III. Các vấn đề bạn được tư vấn:
- Chúng tôi tư vấn cho bạn toàn bộ hành lang pháp lý về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Tư vấn khả năng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý;
- Tư vấn hồ sơ tài liệu chuẩn bị đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Tư vấn về phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;
IV. Luật Bách Việt tiến hành soạn thảo Hồ sơ đăng ký bảo hộ miễn phí:
- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Tiến hành mô tả chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
- Giấy ủy quyền;
- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
- Tiến hành mọi giao dịch trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
V. Các thủ tục Luật Bách Việt tiến hành:
- Đại diện trên Cục SHTT để tiến hành bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Cục SHTT;
- Nhận kết quả là văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
- Khiếu nại quyết định từ chối bảo hộ (Nếu có)
- Công chứng giấy tờ cho bạn để tiến hành thủ tục tiếp theo;
- Đại diện nhận văn bằng vảo hộ;
VI. Chương trình hậu mãi sau dịch vụ:
- Tặng 10% giảm giá cho dịch vụ tiếp theo mà bạn sử dụng;
- Tư vấn miễn phí cho khách hàng qua website: www.luatbachviet.vn
Phòng 806 - N2B Trung Hòa Nhân Chính - Cầu Giấy - Hà Nội.
Tel: (04)6.680.6166 - (04)3.556.0447
Hotline: 0904.198.293 - 0978.161.988
E-mail: luatbachviet@gmail.com
Website: www.luatbachviet.vn - www.xincapsodo.vn - www.giayphepbuuchinh.vn