Sản phẩm: Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp Anhbanglaw

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp Anhbanglaw

Mô tả sản phẩm

Thông tin về sản phẩm:

NHÃN HIỆU VÀ ĐĂNG KÝXIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NHÃN HIỆU

 (Thường gọi là Thương hiệu, Bảo hộ thương hiệu hoặc bảo hộ nhãn hiệu)

1. Nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu là gì? Nhưng ai cần đăng ký nhãn hiệu?

      - “Nhãn hiệu” (thường gọi là “thương hiệu”) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Đó có thể là sự kết hợp của một số chữ cái hoặc từ ngữ hoặc hình ảnh hay sự kết hợp của các yếu tố được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

     - Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu (thường gọi là “bảo hộ nhãn hiệu” – “đăng ký bảo hộ nhãn hiệu” hay “bảo hộ thương hiệu” - “đăng ký bảo hộ thương hiệu”) là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

     - Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.

2. Người nộp đơn cần cân nhắc những gì trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (đăng ký bảo hộ thương hiệu)?

     - Nhãn hiệu sẽ bị từ chối bảo hộ nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu;

      - Nhãn hiệu cũng bị từ chối bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn đăng ký trước hoặc đã được bảo hộ trước hoặc nhãn hiệu đã được thừa nhận rộng rãi hoặc nhãn hiệu nổi tiếng;

      - Nhãn hiệu cũng sẽ bị từ chối nếu trùng hoặc tương tự với tên thương mại của chủ thể khác, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên nhân vật hoặc hình tượng, quyền tác giả của người khác đã được biết đến rộng rãi.

         Chính vì vậy, nếu không tiến hành tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi nộp đơn thì chỉ khoảng 30 – 40% nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ.

         Một nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ nhưng bị từ chối sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp:

+ Tốn kém về thời gian: Ít nhất 12 tháng sau doanh nghiệp nhận được thông báo từ chối cấp văn bằng (thông thường là dài hơn);

+ Tốn kém về chi phí: chi phí nộp đơn và các chi phí phát sinh khác trong quá trình theo đuổi đơn coi như doanh nghiệp mất toàn bộ.

+ Thiệt hại về lâu dài: Doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất, quảng bá sản phẩm nhưng sau đó lại không được bảo hộ, thậm chí còn dẫn đến tranh chấp. Đây mới thực sự là tổn thất vô cùng lớn vì đã đầu tư cho dây truyền sản xuất, đưa hàng hóa/dịch vụ ra thị trường,...

2. Các dịch vụ về nhãn hiệu (thương hiệu) do ANH BANG LAW cung cấp

Anh Bang Law là hãng luật tư vấn chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng, với các dịch vụ toàn diện và chất lượng, như:

- Đặt tên và thiết kế Logo, slogan, hệ thống nhận diện thương hiệu;

- Tra cứu và đánh giá trước khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, trách các rủi ro trong tương lai;

- Mô tả đối tượng đăng ký, phân loại hàng hóa/dịch vụ theo Thỏa ước quốc tế;

- Hoàn thiện thủ tục và đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền;

- Sửa đổi, bổ sung đơn; tách đơn; chuyển giao đơn;

- Theo đuổi đơn đăng ký nhãn hiệu, trả lời hoặc khiếu nại thông báo của cơ quan có thẩm quyền; giải quyết các phản đối của bên thứ ba (nếu có);

- Theo dõi, cảnh báo các hành vi xâm phạm quyền (làm giả, làm nhái);

- Tư vấn giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khởi kiện liên quan đến Nhãn hiệu.

- Tư vấn, thực hiện các thủ tục chuyển giao, chuyển nhượng;

- Tư vấn cấp lại, cấp phó bản, duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;

- Đăng ký quốc tế nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid hoặc Thỏa ướcMadrid.

3. Các tài liệu cần và yêu cầu về tài liệu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ

3.1. Các tài liệu cần có

- 02 Bản tờ khai theo mẫu;

- 10 mẫu nhãn hiệu và danh mục mục hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí;

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu (với nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận);

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

3.2. Các yêu cầu về tài liệu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ

- Mỗi hồ sơ chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

- Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Tất cả hồ sơ do Anh Bang Law thực hiện, khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản về tổ chức/cá nhân đăng ký và mẫu nhãn hiệu đăng ký.

4. Quy trình và thời hạn thẩm định đơn

Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau (sơ đồ quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu):

a) Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

b) Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

c) Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Thực tế, thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu thường dài hơn (có thể lên tới nhiều năm) do lượng đơn đăng ký nhãn hiệu mỗi năm vào Cục Sở hữu trí tuệ quá lớn, bên cạnh đó do nhiều tổ chức/cá nhân tự làm hồ sơ đăng ký nên đơn thường có nhiều sai sót cả về hình thức và nội dung. Theo số liệu thông kế năm 2011, chỉ tính riêng nhãn hiệu đã có 28.237 hồ sơ đăng ký, cùng với 4.567 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam và 109 đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam. Ngoài ra còn có 26.547 đơn khác, cụ thể là: sửa đổi đơn: 1.959; chuyển nhượng đơn: 499; cấp lại văn  bằng bảo hộ: 693; gia hạn văn bằng bảo hộ: 4.534; gia hạn đăng ký quốc tế: 2.863; sửa đổi văn bằng bảo hộ: 4.715; duy trì văn bằng bảo hộ: 4.621; chuyển nhượng văn bằng bảo hộ: 1.929; chuyển giao quyền sử dụng: 742; chấm dứt/huỷ bỏ văn bằng bảo hộ: 227; khiếu nại: 1.205; phản đối cấp văn bằng bảo hộ: 680; các loại đơn khác: 1.980. Tuy nhiên, có khoảng một nửa hồ sơ đăng ký bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ do không đáp ứng các điều kiện bảo hộ như đã trùng với nhãn hiệu được đã được bảo hộ hoặc không đáp ứng hàng chục các điều kiện bảo hộ khắt khe khác theo luật định.

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động tư vấn pháp luật nói chung và pháp luật về nhãn hiệu nói riêng, cùng Ban cố vấn có uy tín và trình độ chuyên môn cao, chúng tôi đã tư vấn thành công cho nhiều doanh nghiệp trong các vấn đề về tài sản trí tuệ. Bởi vậy, chúng tôi chân thành kính mong nhận được sự quan tâm và sẵn sàng phúc đáp, thực hiện mọi yêu cầu của Quý Khách liên quan đến các vấn đề về Sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các dịch vụ về bảo hộ nhãn hiệu (bảo hộ thương hiệu).

Xin trân trọng cảm ơn sự tin tưởng và kính mong hợp tác của Quý vị.

 

                                                                          

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ANH BẰNG VÀ LIÊN DANH

ANHBANGLAW

Văn phòng: Lầu 7, Tòa nhà ICT - 58 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại:  0437.675.594/0437673930

Fax: (84.4) 37.675.594

Hotline : 0913 092 912 (Thạc sỹ - Luật sư Bùi Minh Bằng)

Email: luatsuanhbang@gmail.com

 

Tính năng sản phẩm

Hãng sản xuất
Mới
Kích thước đánh bóng
Chính hãng



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận