Thực hiện tất cả các công việc của một người kế toán thuế, giữ vai trò là một nhân viên chính thức của Doanh nghiệp để giao dịch với cơ quan thuế.
Có trách nhiệm cao, giải quyết tồn đọng kịp thời, sổ sách hoàn thành đúng thời hạn.
- Đối tượng: Tất cả các loại hình DN như TNHH, CP, liên doanh, công ty nước ngoài...- Công việc: Làm tất cả các công việc của một người kế toán thuế với các công việc phát sinh kế toán, báo cáo cho một năm tài chính của Doanh nghiệp.
- Phương thức thực hiện: Nhận các chứng từ 2 đến 3 lần/ tháng về trụ sở Phuongbacjsc để thực hiện.
I. TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN DỊCH VỤ TRỌN GÓI DO PHƯƠNG BẮC CUNG CÂP?
Hiện nay, có rất nhiều các tác động ảnh hưởng đến tình hình Kế toán thuế của mỗi Doanh nghiệp. Không ít DN đã mắc phải các rủi ro đáng tiếc chỉ do một chút không hiểu biết, một chút không coi trọng công việc kế toán này và bản thân Chủ DN cảm thấy BẤT AN - CÔNG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH DOANH BỊ CHIA SẺ.
1.TÁC ĐỘNG QUẢN LÝ CHUNG.
- Chính sách thuế thay đổi thường xuyên: Doanh nghiêp phải tự cập nhật, tự tìm hiểu và thực hiện các thông tư, quyết định mới đó. Không ít Doanh nghiệp do cập nhật thông tin chậm, hoặc không hiểu rõ các vấn đề dẫn đến việc thực hiện sai nguyên tắc về kế toán thuế.
- Việc quản lý thuế rất chặt chẽ: Trước kia, các Doanh nghiệp đều có cán bộ thuế quản lý và hướng dẫn thực hiện các việc liên quan đến báo cáo thuế, nếu sai sót nhỏ có thể được thông báo tự sửa chữa. Nay, nghĩa vụ thuế được thực hiện bởi việc Doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp nên nếu sai sót sẽ không có cán bộ thuế hướng dẫn nên thường xuyên bị phạt từ những sai sót rất nhỏ không đáng có.
- Thói quen quản lý: Các Doanh nghiệp, nhất là Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường quan tâm đến việc phát triển kinh doanh nhiều hơn và thường bỏ qua hẳn việc tổ chức thực hiện hệ thống kế toán nói chung, kế toán thuế nói riêng theo một quy chuẩn cho Doanh nghiệp mình. Với việc quản lý thuế chặt chẽ như hiện nay của cơ quan thuế thì thói quen này sẽ khiến Doanh nghiệp gặp rất nhiều rủi ro khi quyết toán thuế.
2.TÁC ĐỘNG TỪ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP.
- Nhân viên kế toán ra vào liên tục: Doanh nghiệp nhiều, nhân viên đứng núi này trông núi nọ nên vấn đề nhảy việc của họ thường xuyên xảy ra. Mặt khác, do tuyển được nhân viên nhưng không thể làm được việc hoặc không phù hợp với cách quản lý của Doanh nghiệp dẫn đến phần hành kế toán bị gián đoạn không liền mạch.
- Nhân viên thiếu kinh nghiệm, thiếu trách nhiệm: Người làm kế toán rất nhiều nhưng do không kiên trì, không có sự tư duy nên không có những kiến thức kế toán tổng hợp đủ để phục vụ cho công việc được tốt nhất. Nhân viên mới chỉ dừng lại ở việc tính đến lợi ích của bản thân để đòi hỏi quyền lợi từ Doanh nghiệp mà chưa nghĩ đến quyền lợi thực sự của Doanh nghiệp mình. Thực hiện công việc qua quýt, người vào tiếp quản sau không cần quan tâm đến sai sót của người làm trước để điều chỉnh, cộng với sự không có kiến thức và kỹ năng sâu về kế toán dẫn đến hệ thống sổ sách của Doanh nghiệp lộn xộn, lung tung, không chính xác, thậm chí không có bất kỳ loại sổ sách nào để đủ điều kiện quyết toán thuế.
- Nhân viên cung cấp thông tin không kịp thời: Khi Ban giám đốc cần các thông tin báo cáo liên quan đến Doanh thu, chi phí để có kế hoạch xác định nghĩa vụ nộp thuế , hoặc đến lúc cơ quan thuế cần kiểm tra đột suất hệ thống sổ sách của Doanh nghiệp thì Ban giám đốc chỉ nhận được câu trả lời " Chưa làm xong" với rất nhiều lý do để trì hoãn. Điều này khiến Ban giám đốc không có sự tổng hợp nào về tình hình kế toán của mình, gây lỗi với cơ quan chức năng và bị nhiều rủi ro.
- Nhân viên không có khả năng tư vấn và cân đối chi phí hợp lý: Lợi nhuận trên chứng từ là rất cao, nhưng các chi phí ảo không thể có hoá đơn chứng từ của mỗi Doanh nghiệp là đáng kể. Tuy nhiên, kế toán không hiểu rõ luật thuế để đưa các chi phí đó vào một cách hợp lý hoặc đưa vào sai gây rủi ro lớn cho Doanh nghiệp.
II. GIẢI PHÁP CHUYÊN NGHIỆP CỦA PHƯƠNG BẮC CHO CÁC DOANH NGHIỆP !
1. CUNG CẤP THÔNG TIN KẾ TOÁN KỊP THỜI CHO DN
- Thông báo hoá đơn chứng từ sai sót, hoặc hoá đơn về hàng hoá bị thiếu, hướng dẫn cách xử lý, điều chỉnh nếu có tồn đọng.
- Thông báo tình hình thuế GTGT được khấu trừ để DN thực hiện thu thập các hoá đơn đầu kịp thời trong tháng. Cân đối xuất hoá đơn đầu ra để đảm bảo tính chính xác thuế GTGT phải nộp trong tháng.
- Cung cấp tồn kho hàng hoá vật tư để DN có thể đối chiếu kịp thời, phát hiện thiếu hoá đơn hàng hoá gây ra không chính xác kho...
2. CÂN ĐỐI CHI PHÍ HỢP LÝ ĐỂ ĐẢM BẢO KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN
- Hàng tháng dựa vào các hoá đơn chứng từ đã cập nhật, cân đối doanh thu, chi phí đảm bảo kế hoạch lãi, lỗ cho Doanh nghiệp
- Tư vấn để giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến lãi lỗ.
3. HOÀN THIỆN SỔ SÁCH KẾ TOÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA THUẾ.
- Lập các chứng từ kế toán cho chứng từ gốc theo quy định kế toán.
- Lập hệ thống sổ sách kế toán đúng và đủ theo chế độ kế toán hiện hành.
4. NHIỆT TÌNH, TRÁCH NHIỆM CAO TRONG CÔNG VIỆC.
- Có nhân viên phụ trách ổn định, và thực hiện tất cả các công việc giải trình liên quan đến vấn đề chứng từ, sổ sách kế toán với cơ quan thuế.
- Chịu trách nhiệm nếu thực hiện hạch toán sai so với quy định, gây thất thoát cho Doanh nghiệp.
5. MANG LẠI QUYỀN LỢI CAO CHO DOANH NGHIỆP.
- Hệ thống tài liệu kế toán gồm chứng từ, sổ sách, báo cáo chính xác, kịp thời.
- Giải quyết nhanh và gọn các tồn đọng để tránh rủi ro khi quyết toán thuế.
6. CHI PHÍ TRỌN GÓI, DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP.
- Chi phí mà DN phải bỏ ra chỉ bằng tiền lương của một kế toán bình thường, nhưng công việc và trách nhiệm còn hơn một Kế toán trưởng giỏi.