Sản phẩm: Gạo đen

Gạo đen

Mô tả sản phẩm

Thông tin về sản phẩm:

Sử dụng gạo lứt đen Bách Hợp

 

Written by Hưng Phạm

 

I: Nấu cơm

 

1: Hấp cách thủy (cách nấu ngon nhất)

 

Đong gạo vào một cái bát tô bằng sứ hoặc thủy tinh với tỷ lệ 1 gạo 1,1 nước và một chút muối (tốt nhất là muối biển hầm). Cho cả bát tô đã đong vào nồi áp suất có sẵn nước ngập 1/2 bát tô. Sau đó để lửa thật nhỏ ngay từ đầu, thỉnh thoảng mở ra đảo cơm vào cho thêm nước vào nồi áp suất nếu thấy cạn. Cứ để lửa nhỏ như vậy khoảng 1 tiếng là cơm chín, cơm nấu theo cách này sẽ rất đậm và ngon.

 

 

2: Nấu bằng nồi cơm điện

 

Đong gạo với tỷ lệ 1 gạo 1,2 nước và 1 chút muối . Đun sôi và tắt bếp (nồi cơm điện) và ngâm trong vòng 15 phút. Sau đó tiếp tục nấu bình thường.

 

 

3: Nấu bằng nồi áp suất

 

Đong gạo với tỷ lệ 1 gạo 1,1 nước và 1 chút muối. Nấu nồi áp suất điện hoặc trên bếp ga trong vòng 20 phút, tắt bếp và để thêm 15 phút cho đến khi hết hơi. Đảo cơm và tiếp tục nấu lửa thật nhỏ trong vòng 30 phút nữa là cơm chín mềm.

 

 

 

4: Nấu cơm lứt phổ tai

 

- Vo đãi gạo từ tối trước khi đi ngủ; vo đãi không cần ngâm, rồi đem tãi ra giá, để cho ráo nước, đậy nắp cho khỏi gián bò... sáng hôm sau lấy gạo đó nấu cơm.

- Trước khi đem nấu bỏ vào miếng phổ tai to bằng bao diêm.

- Chút dấm mơ muối (hoặc là chút nạc của quả mơ, nấu nhiều có thể cho cả quả)

- Bỏ thêm các loại hạt: kê, đậu gà, đậu lăng, đậu đỏ đã đãi sạch, hạt sen…

- Cho vào chút muối hầm, nấu lẫn tất cả với nhau

 

 

 


Mùa lạnh có thể nấu 1 lần ăn 2 ngày...

II: Nấu cháo

 

 

Cháo gạo lức rất hợp với trẻ con và người ốm mới dậy, vì tính hiền lại bổ dưỡng. Những hôm thời tiết oi bức, mệt mỏi, ăn cháo gạo lức ăn lót dạ buổi sáng sẽ thấy khoan khoái dễ chịu trong người.

Với gạo lứt đen Bách Hợp, tỷ lệ gạo nước hợp lý là 1 : 5 . Khi nấu thỉnh thoảng đảo cháo cho đều và chuẩn bị sẵn nước nóng để tra thêm khi thấy cạn.

Bí quyết nấu cháo gạo lứt để hạt gạo nở bung và mềm là "nấu lửa thật nhỏ ngay từ đầu"

 

1: Cháo gạo lứt muối

 

Thành phần: Gạo lứt, muối

Cách nấu: Cho gạo lứt và một chút muối vào nồi áp suất, đặt chế độ hầm và nấu nhừ cháo trong 1 giờ. Nếu nồi áp suất không đặt được chế độ nấu cháo thì khi nấu để lửa thật nhỏ ngay từ đầu trong vòng 1 tiếng là chín.

Ăn cháo gạo lứt với muối vừng, miso hoặc củ cải muối; có thể thêm mùi và hành lá thái nhỏ

 

 

2: Cháo gạo lứt rau củ

 

Thành phần: Gạo lứt, muối, cà rốt, củ cải trắng, poaro (tỏi tây hoặc hành tây) , dầu vừng, miso

Cách nấu: Xào dầu vừng với poaro(hoặc hành tây) thái lát, thêm củ cải và cà rốt hạt lựu trong vòng 10 phút, rưới miso pha loãng lên rau củ đậy vung thêm 10 phút.

Cháo gạo lứt nấu nhừ, cho rau củ xào vào trộn đều và đậy vung thêm khoãng 10 phút. Khi ăn nêm cháo với mùi hoặc rau thơm, nêm muối vừng hoặc Tamari.

Có thể rang gạo trước với tí dầu trước khi nấu, hoặc để rau củ tươi rồi cho luôn vào nồi cháo.

 

 

3: Cháo gạo lứt đậu đỗ

 

Thành phần: Gạo lứt,đậu đỗ (đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ gà, đỗ lăng), kê, nghệ, mơ muối (hoặc muối hầm)

Cách nấu: Cho gạo lứt, đỗ, kê, nghệ, mơ muối vào nồi áp suất ninh nhừ trong 1 giờ.

Ăn kèm với các gia vị sẵn có

 

 

4: Cháo gạo lứt bí đỏ

 

Thành phần: Gạo lứt, bí đỏ, muối

Cách nấu: Nấu cháo gạo lứt chín rồi cho bí đỏ gọt vỏ (hoặc để bí đỏ cả vỏ và hạt) vào nấu tiếp khoảng 10 phút, thỉnh thoảng quấy đều.

Món cháo này rất tốt cho trẻ em, người bị mệt mỏi, suy nhược thần kinh, tiểu đường.

 

 

5: Cháo gạo lứt thực dưỡng

 

Nguyên liệu: Gạo lứt: 200 gam, đậu đỏ: 15 gam, rong biển Phổ tai: 1 miếng to bằng 1/2 bàn tay, mơ muối: 1 quả (hoặc vài giọt nước mơ muối lâu năm), nghệ hoặc bột nghệ: chút bột nghệ bằng hạt ngô, 10 hạt sen tươi hoặc 5 gam sen khô, muối hầm: 1/2 thìa cà phê.

Cách nấu: Luộc sôi đậu đỏ rồi với ra để ráo. Cho gạo lứt, đậu đỏ, hạt sen, phổ tai, mơ muối (cắt nhỏ), bột nghệ, muối hầm với 1 lít nước trong nồi áp suất để lửa thật nhỏ trong vòng khoảng 1 tiếng là chín.

Có thể thêm rau củ theo mùa vào thành món cháo thập cẩm. Khi cho rau củ thì không ninh ngay từ đầu vì sẽ bị nồng. Nên hầm hoặc luộc rau củ riêng rồi ninh cùng cháo khi đun lần 2 và có thể ăn kèm rau thơm, hành lá. Món cháo gạo lứt ăn rất hợp vị với ca-la-thầu (củ cải ngâm tương)

 

 

 

 

 

 

Gạo lứt đen Bách Hợp là gạo mềm và dễ ăn hơn so với các loại gạo lứt khác vì vậy khi mới tập ăn gạo lứt, bạn cũng có thể trộn gạo lứt đen Bách Hợp với gạo thường để nấu cơm, cháo.

 

Ngoài nấu cơm và cháo, gạo lứt đen Bách Hợp còn có thể dùng làm bún phở lứt, bánh đa gạo lứt, bột gạo lứt, trà gạo lứt, cốm gạo lứt, nấu rượu cái, nấu xôi hoặc làm sữa gạo lứt rất tốt.

 

 

1.500

Tính năng sản phẩm

Hãng sản xuất
Mới
Kích thước đánh bóng
Không có
Xuất xứ
1500



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận