1. Hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp gồm:
1) Đối với doanh nghiệp sáp nhập: lập và nộp báo cáo quyết toán tài chính tại thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh; sổ kiểm kê tài sản, đất đai, hồ sơ của người lao động ... (bản chính);
2) Đối với doanh nghiệp nhận sáp nhập: lập và nộp phương án tài chính khi thực hiện sáp nhập (bản chính);
2. Tư vấn trước khi sáp nhập doanh nghiệp tại Luật Hà Trần chúng tôi sẽ tiến hành với các nội dung sau:
- Tư vấn thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên của từng công ty để thông qua nội dung sáp nhập doanh nghiệp;
- Tư vấn hợp đồng sáp nhập và thông qua các nội dung sáp nhập;
- Tư vấn Thủ tục và điều kiện sáp nhập;
- Tư vấn Phương án sử dụng lao động;
- Tư vấn thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành vốn góp, cổ phần, trái phiếu của Công ty nhận sáp nhập;
- Tư vấn thời hạn thực hiện sáp nhập;
- Tư vấn xây dựng Điều lệ công ty nhận sáp nhập....;
3. Hoàn thiện hồ sơ thành lập Doanh nghiệp:
- Biên bản, Quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc sáp nhập;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập;
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Danh sách thành viên/cổ đông;
- Điều lệ công ty...
4. Đại diện thực hiện các thủ tục:
- Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan Công an có thẩm quyền;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu Công ty;
- Tiến hành đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký Thuế cho Doanh nghiệp;