1- GIỚI THIỆU DỊCH VỤ HOÀN THIỆN SSKT, BCTC, QT THUẾ
Rất nhiều các câu hỏi đặt ra khi các DN đã có một chút gợn và hoang mang về tình trạng chứng từ sổ sách kế toán thuế của DN.
* Các Doanh nghiệp sắp đến kỳ quyết toán thuế thực tế với cơ quan thuế nhưng sổ sách kế toán không thấy có, chứng từ lộn xộn không biết đủ hay thiếu?.
* Các DN có đủ sổ sách nhưng chưa năm chắc lắm về luật kế toán, luật thuế không biết nhân viên kế toán có làm đúng hay không? muốn biết chắc chắn tình trạng kế toán thuế của DN mình như thế nào để không bị động mà có thể yên tâm đón tiếp các đoàn thanh tra thuế đến kiểm tra vào bất kỳ thời điểm nào.
2- "TẠI SAO CÁC DN DÙ LỚN HAY NHỎ ĐỀU NÊN LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THANH KIỂM TRA - DỌN DẸP SỔ SÁCH TRƯỚC QUYẾT TOÁN?"
*> Tình trạng chung của chứng từ sổ sách tại các Doanh nghiệp.
- Chứng từ lộn xộn, bị thất lạc: Do kế toán viên cẩu thả không biết cách lưu giữ chứng từ hợp lý, thiếu chứng từ kế toán, mất mát chứng từ gốc và chỉ khi cơ quan thuế kiểm tra mới phát hiện ra.
- Không có sổ sách hoặc có nhưng không đúng theo quy chuẩn để phục vụ cho việc quyết toán thuế: Khi thực hiện công việc kế toán thuế, nhân viên kế toán tại các Doanh nghiệp thường có cách làm thô sơ, tự ước lượng cộng trừ trên các chứng từ mà không lập bất kỳ một loại sổ sách nào theo đúng quy định để thực hiện báo cáo. Hoặc có sổ sách nhưng do sự chủ quan, non kém về kinh nghiệm nên có thể thiếu và không khớp so với báo cáo đã nộp.
- Nhân viên lập báo cáo tài chính theo kiểu làm vo,làm áng chừng: Báo cáo tài chính không được lập từ các sổ sách như quy định, mà làm tắt bằng cách cộng trừ ước lượng nên số liệu phản ánh trên báo cáo tài chính thường bị sai lệch, không phản ánh chính xác phát sinh như thực tế chứng từ của Doanh nghiệp hiện có.
*> Kỹ năng, kinh nghiệm xử lý dữ liệu kế toán còn non yếu bị truy thu các loại thuế.
- Nhân viên hạch toán không phân biệt được các chứng từ hợp lệ, bất hợp lệ theo quy định của pháp luật thuế: Do không nắm chắc được luật kế toán thuế nên nhân viên kế toán không biết phân loại chứng từ hợp lệ và không hợp lệ, kê khai bất kỳ hoá đơn chứng từ nào mà Doanh nghiệp có, xảy ra tình trạng Doanh nghiệp không cân đối được thực tế thuế GTGT phải nộp và khi quyết toán thuế bị truy thu là điều khó tránh khỏi.
- Nhân viên không sàng lọc được các chi phí hợp lý, hạch toán thiếu, sai: Từ việc không phân loại được chứng từ hợp lệ, không hiểu thế nào là chi phí hợp lý trong tính thuế TNDN dẫn đến việc xử lý sai và Doanh nghiệp phải hứng chịu những thiệt hại khi bị truy thu thuế TNDN.
*> Sai sót báo cáo tài chính hết năm tài chính này đến năm tài chính khác.
- Do thực hiện sổ sách sai, hoặc làm vo BCTC không có căn cứ nên Báo cáo tài chính của DN sai liên tiếp theo các năm mà không có bất kỳ sự điều chỉnh nào để lại các hậu quả đáng tiếc khi quyết toán thuế như: Các chỉ tiêu không rõ ràng, sai lệch số liệu khi đối chiếu các chỉ tiêu và các sai lệch này sẽ được cho sang thành thu nhập phải nộp thuế của DN.
*> Tránh được mọi rủi ro đáng tiếc trong quyết toán thuế thực tế.
Thiệt hại cho doanh nghiệp có thể không nhỏ nếu thiếu việc thanh kiểm tra và dọn dẹp lại.