Nạn vi phạm bản quyền tác giả tại Việt Nam đặc biệt la nặn vi phạm bản quyền trên mạng Internet là đáng lo ngại và báo động. Để bảo vệ quyền lợi của mình, chủ sở hữu bản quyền tác giả và quyền liên quan cần tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết cũng như nắm vững cách thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với sản phẩm của mình.
Liên quan đến vấn đề bản quyền tác giả, Công ty Luật Minh Thư cung cấp những dịch vụ sau:
- Tư vấn và đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền tác giả;
- Tư vấn pháp lý, đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán và soạn thảo hợp đồng sử dụng tác phẩm; hợp đồng chuyển nhượng tác phẩm và các loại hợp đồng khác liên quan đến bản quyền tác giả;
- Khiếu nại các quyết định liên quan đến cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả; Tư vấn và phối hợp với các cơ quan thẩm quyền Nhà nước giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm quyền tác giả;
- Tham gia tố tụng tại toà án với tư cách luật sư bảo vệ lợi ích cho các khách hàng trong nước;
- Tư vấn pháp luật về vấn đề bản quyền số, trang tin điện tử, xử lý xâm phạm bí mật thông tin trên mạng internet và các vấn đề liên quan đến tên miền, luật Công nghệ thông tin.
MỘT SỐ THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ
1. Khái niệm quyền tác giả: Quyền tác giả (hay còn gọi là bản quyền, bản quyền tác giả) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm (văn học, nghệ thuật hay khoa học) do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Hành vi xâm phạm quyền tác giả - Điều 28 (Luật sở hữu trí tuệ 2005).
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
3. Hành vi xâm phạm các quyền liên quan
1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
2. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
3. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
4. Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
6. Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
7. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
8. Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết
Lĩnh vực hoạt động của Công ty Luật Minh Thư:
Tham gia tố tụng: Luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo; Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án Hình sự, Dân sự - Chia di sản thừa kế, Tranh chấp đất đai, Hành chính, Lao động…;
Tư vấn pháp luật: Tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, Tư vấn Đầu tư, Tư vấn thường xuyên, Tư vấn giải quyết tranh chấp Dân sự, Đất đai, Thừa kế, Lao động, Hôn nhân và gia đình Hợp đồng…;
Đại diện ngoài tố tụng: Đại diện theo ủy quyền cho Cá nhân, Tổ chức, Doanh nghiệp trong các giao dịch Dân sự, Kinh doanh – Thương mại…;
Dịch vụ pháp lý khác: Soạn thảo Di chúc (làm chứng), soạn thảo Hợp đồng, soạn thảo Nội quy, Luật sư Chứng thực, Tư vấn tài chính, Tư vấn - Chứng nhận ISO...