Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau:
Từ trái sang phải
+ Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
+ Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
+ Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
+ Số cuối cùng là số kiểm tra
Mã số của hàng hoá có các tính chất sau:
- Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá.
- Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.
Lợi ích của việc áp dụng mã vạch trong bán hàng?
Tăng năng suất: nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng;
Tiết kiệm: sử dụng ít nhân lực và tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;
Chính xác: nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loạl hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm?
Để có thể được cấp mã M (mã doanh nghiệp) Quý khách phải hoàn thành bộ hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch và nộp tại EAN Việt Nam.
Bộ hồ sơ gồm có:
+ Giấy phép kinh doanh: 2 bản (sao y công chứng)
+ Danh sách sản phẩm
Thời gian
+ 2 ngày cấp Mã số tạm thời
+ 45 đến 60 ngày sau cấp Mã số chính thức