Sản phẩm: Xin giấy phép đầu tư nước ngoài

Xin giấy phép đầu tư nước ngoài

Mô tả sản phẩm

Thông tin về sản phẩm:

Tư vấn:  0904.91.6299 hoặc
0989242382

Email: chungnhandautu.vn@gmail.com

Tư vấn đầu tư 0904.91.6299 hoặc 0989242382 (Cam kết trả lời mọi thắc mắc trong vòng 24h)

 

DỊCH VỤ CUNG CẤP:

1. Dịch vụ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư và thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2. Dịch vụ đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

3. Dịch vụ đăng ký Chi nhánh, Văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

4. Dịch vụ xin giấy phép lao động, Visa, thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:

- Luật Đầu tư;

- Luật Doanh nghiệp;

- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 quy định về Đăng ký doanh nghiệp;

 - Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/05/2007 của Bộ Thương mại công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

- Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010 Hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 quy định về Đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư 04/2007/TT-BTM của Bộ Thương Mại ban hành ngày 04/04/2007, có hiệu lực kể từ ngày 06/05/2007 hướng dẫn Nghị định 108/2006/NĐ-CP về hoạt động Xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

-..............

1.      Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư 

I. Phạm vi: Thủ tục Đăng ký - cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

II. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam có dự án đầu tư với quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, làm thủ tục đăng ký-cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm 02 phần: hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:

1 - Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)

2 - Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).

3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp:

– Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài;

– Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

– Thành lập Công ty Cổ phần;

– Thành lập Công ty Hợp danh;

– Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

*.Số lượng hồ sơ nộp:           01 bộ hồ sơ

3.      Số ngày trả kết quả:        

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc (thông báo cho chủ đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)

- Thời gian xem xét - cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

2.      Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư

I. Phạm vi: Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam -thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiệnquy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam  trở lên;

II. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính: 

Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam  có dự án đầu tư với quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam-thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; và quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên (trừ các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ) làm thủ tục thẩm tra-cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm 02 phần: hồ sơ thẩm tra đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:

1 - Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư - theo mẫu

2 - Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).

3 - Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư).

4 - Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;

5 - Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp  

Nhà đầu tư chọn một trong các loại hình dưới đây:

– Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài

– Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– Thành lập Công ty Cổ phần

– Thành lập Công ty Hợp danh

– Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh

*. Số lượng hồ sơ nộp: 08 bộ hồ sơ , trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc

 

Hotline tư vấn đầu tư nước ngoài (24/7): 0904916299

 

 

 

3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trên cơ sở chia/tách/hợp nhất/sáp nhập/mua lại doanh nghiệp.

1. Hồ sơ chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp bao gồm:

 +   Văn bản đề nghị chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp: Tham khảo Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

 +   Quyết địnhcủa hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp (bản chính);

 +   Biên bảnhọp Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên), Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty Cổ phần) về việc chia/tách/hợp nhất doanh nghiệp (bản chính);

 +   Điều lệ của doanh nghiệp bị chia/tách/hợp nhất (sao y bản chính của công ty);

 +   Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi bị chia/tách/hợp nhất  (người đại diện theo pháp luật, các thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập ký từng trang và trang cuối cùng).

 +   Danh sách thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, kèm theo bản sao hợp lệ (có công chứng) giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; hoặc Bản sao Quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế; bản sao hợp lệ (có công chứng) giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện ủy quyền và quyết định ủy quyền đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập.

 +   Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;

 +   Báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị sáp nhập, bán doanh nghiệp;

 +   Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

 +   Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề).

 2. Hồ sơ sáp nhập/mua lại doanh nghiệp bao gồm:

 +   Văn bản đề nghị sáp nhập/mua lại doanh nghiệp: Tham khảo Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

 +   Quyết địnhcủa hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc sáp nhập/mua lại doanh nghiệp (bản chính);

 +   Hợp đồng sáp nhập/mua lại doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại; thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại; thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại; trách nhiệm của các bên (bản chính);

 +   Điều lệ của doanh nghiệp bị sáp nhập/mua lại (sao y bản chính của công ty);

+   Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi bị sáp nhập/mua lại  (người đại diện theo pháp luật, các thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập ký từng trang và trang cuối cùng);

 +   Danh sách thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, kèm theo bản sao hợp lệ (có công chứng) giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; hoặc Bản sao Quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế; bản sao hợp lệ (có công chứng) giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện ủy quyền và quyết định ủy quyền đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập;

 +   Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;

 +   Báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị sáp nhập, bán doanh nghiệp;

 +   Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định);

+   Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề)

4. Thủ tục tạm ngừng hoạt động dự án, doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, tạm ngừng dự án đầu tư (Công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh khác..có vốn đầu tư nước ngoài) bao gồm:

1.    Hồ sơ gửi cơ quan thuế:

 +    Công văn xin tạm ngừng hoạt động của Công ty;

 +    Báo cáo tài chính có xác nhận của kiểm toán;

 +    Quyết định tạm ngừng hoạt động Công ty của Chủ sở hữu, Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty;

 2.  Hồ sơ gửi Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương

 +    Thông báo tạm ngừng hoạt động dự án;

 +    Biên bản họp của Công ty về việc tạm ngừng hoạt động Công ty (Không áp dung cho loại hình công ty TNHH một thành viên);

 +    Quyết định tạm dựng hoạt động Công ty của Chủ sở hữu, Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty;

 +    Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm giải thể;

 +    Báo cáo tài chính có xác nhận của kiểm toán đến thời điểm tạm ngừng.

5. Những thủ tục cơ bản sau thành lập

1 Đăng ký mẫu dấu Bản sao giấy chứng nhận đầu tư  - Chuyển bản sao giấy chứng nhận đầu tư cho công ty khắc dấu, công ty khắc dấu sẽ viết phiếu hẹn
 - Đến ngày hẹn, người đại diện theo pháp luật mang theo: phiếu hẹn, giấy chứng nhận đầu tư gốc, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, tiền lệ phí (50.000 VNĐ)
2 Đăng ký mã số thuế Tờ khai theo mẫu thông tư 80/2012/TT-BTC ngày 22/05/2012
bản photo giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký kinh doanh; giấy giới thiệu đi nộp và nhận hồ sơ đăng ký mã số thuế (nếu không phải người đại diện theo pháp luật đi nộp hồ sơ)
 - Sau khi lấy dấu, soạn tờ khai theo mẫu, lấy chữ ký của người đại diện theo pháp luật, đóng dấu
 - Nộp tờ khai và bản phô tô giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký kinh doanh ra cục thuế tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
 - Cán bộ nhận hồ sơ sẽ phát phiếu hẹn (3 ngày làm việc)
 - Đến ngày hẹn mang theo chứng minh thư hoặc hộ chiếu, giấy hẹn và giấy giới thiệu (nếu không phải là đại diện pháp luật đi thực hiện)
3 Nộp thuế môn bài Làm giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Mẫu số: C1-02/NS
Theo TT số 85/TT-BTC và tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2011/TT-BTC) (mỗi loại 02 bản)
 - Sau khi lấy mã số thuế, tra cứu các thông tin cần thiết trên trang web của Tổng cục thuế (http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfGjzOINTCw9fSzCgv2dzLxdDTxDHV2NLAM8jC3CzPQLsh0VAVXv_MU!/) rồi điền vào các biểu mẫu cần làm.
  - Mức thuế môn bài:
Bậc 1  Trên 10 tỷ đồng  3.000.000
Bậc 2  Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng  2.000.000
Bậc 3  Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng  1.500.000
Bậc 4  Dưới 2 tỷ đồng  1.000.000
 - Mang giấy nộp tiền và tiền ra kho bạc (Ngân hàng agribank trên địa bạn quận/huyện doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp trong nước và Ngân hàng Agribank trên địa bàn tỉnh nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài). Tại đây cán bộ ngân hàng sẽ thu tiền và trả lại giấy nộp tiền có dấu đã thu tiền.
 - Nộp tờ khai thuế môn bài cho chi cục thuế quản lý (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước) hoặc cho cục thuế tỉnh/thành phố quản lý (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Cán bộ thuế sẽ trả lại 01 tờ khai có dấu đã nhận của cơ quan thuế.
4 Đăng báo Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký kinh doanh  - Liên hệ với bên báo, gửi bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký kinh doanh
 - Bên báo sẽ lên market và gửi lại, mình duyệt, sửa và gửi lại file final
 - Bên báo đăng thông báo
5 Mở tài khoản giao dịch của Công ty, tài khoản vốn, tài khoản giao dịch  - Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký kinh doanh
 - Bản sao chứng nhận mẫu dấu
 - Bản sao chứng nhận mã số thuế
 - Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện chủ tài khoản và Kế toán trưởng (nếu có)
 - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc cử người đại diện theo pháp luật)
 - Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng (Nếu có)
 - Công văn nêu lý do chưa có kế toán trưởng (nếu chưa có kế toán trưởng)
Chuyển hồ sơ cho bộ phận kinh doanh của Ngân hàng.

6. Thủ tục cấp thẻ tạm trú

I. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC CẤP THẺ TẠM TRÚ:

1. Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở  lên;

2. Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (trừ người đại diện theo ủy quyền);

3. Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

4. Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt nam theo qui định của pháp luật;

5. Người nước ngoài  có giấy phép lao động đang làm việc tại các loại hình doanh nghiệp, VPĐD các công ty nước ngoài;

6. Chuyên gia, sinh viên, học viên, đang làm việc, học tập theo các chương trình, dự án quốc gia ký kết giữa các Bộ, Ngành được Chính phủ phê duyệt;

  7. Thân nhân đi cùng gồm (cha, mẹ, vợ, chồng, con  của người được cấp thẻ).  

II. THỦ TỤC CẤP THẺ TẠM TRÚ:

1. Thủ tục cấp mới:

1.1. 01 văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N7A); Tờ khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N7B),có dán ảnh (kèm theo 02 ảnh cỡ 2x 3 cm);  

1.2. 01 Bản chính Hộ chiếu

1.3. 01 bản sao hoặc bản photo (mang bản chính để đối chiếu) hồ sơ pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh đề nghị cấp thẻ tạm trú, tùy trường hợp cụ thể nộp giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy phép thành lập VPĐD; Chi nhánh công ty (gồm giấy thông báo hoạt động); Giấy đăng ký mẫu dấu;  01 bản photo giấy phép lao động (mang bản chính để đối chiếu), đối với trường hợp phải có giấy phép lao động;

1.4. Các trường hợp thân nhân đi kèm phải nộp giấy tờ chứng minh quan hệ như:  giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ gia đình….;

2. Thủ tục cấp đổi: Thủ tục lập như cấp mới và kèm theo thẻ tạm trú cũ, Thời gian trả kết quả là 05 ngày làm việc. 

3. Trường hợp bị mất thẻ tạm trú:

 Khi mất thẻ tạm trú phải báo ngay cơ quan cấp thẻ. Trường hợp cấp lại do bị mất, thủ tục như cấp mới  và nộp kèm 01 đơn cớ mất hoặc văn bản báo mất của cơ quan tổ chức bảo lãnh, thời hạn của thẻ bằng thời hạn thẻ cũ. Thời gian trả kết quả là 14 ngày làm việc.

III. THỜI HẠN THẺ TẠM TRÚ, LỆ PHÍ CẤP THẺ TẠM TRÚ:

1.  Thời hạn thẻ tạm trú:

1.1. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm;

1.2. Thời hạn của thẻ tạm trú ngắn hơn ít nhất 01 tháng so với thời hạn của hộ chiếu;

1.3. Không cấp thẻ tạm trú cho người có hộ chiếu thời hạn còn dưới 1 năm.

2./ Lệ phí: Thời hạn 1 năm: 80USD, từ trên 1 năm đến 2 năm: 100 USD; từ 2 năm đến 3 năm: 120 USD (nộp phí bằng Việt Nam đồng).

IV. THỜI HẠN TRẢ KẾT QUẢ: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trừ trường hợp cấp  do mất thẻ).

V. SỬ DỤNG THẺ TẠM TRÚ:

 1. Người mang thẻ tạm trú phải thực hiện đúng các nội dung những điều cần lưu ý (ghi rõ trên thẻ tạm trú), khai báo tạm trú đầy đủ;

2. Cơ quan, tổ chức bảo lãnh đề nghị cấp thẻ tạm trú phải có trách nhiệm:

2.1. Quản lý hoạt động của người được cấp thẻ theo đúng nội dung, mục đích đã đăng ký trong thời gian bảo lãnh;

2.2. Trả lại thẻ tạm trú cho cơ quan cấp thẻ khi người được cấp thẻ chấm dứt công việc, về nước hoặc thay đổi nhân sự … ; 

2.3. Thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp thẻ biết khi người được cấp thẻ thay đổi nơi tạm trú.

VI. MỘT SỐ CHÚ Ý:

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cử người đại diện đi nộp hồ sơ  thì phải có giấy giới thiệu, người nộp xuất trình bản chính CMND và kèm 01 bản photo.  

2./ Cách ghi mẫu N7A, N7B:

* Mẫu N7A:

(Mục) Tên cơ quan tổ chức: Ghi rõ tên theo giấy phép;

(Mục) Trụ sở tại: Ghi rõ số nhà, đường, phường, quận;

(Mục) Điện thoại: Số điện thoại của cơ quan, tổ chức bảo lãnh; 

(Mục) Số: Số công văn do cơ quan tổ chức bảo lãnh phát hành, số này kèm theo mục (kèm theo công văn số …… ngày…/…./…của….)(2) trên tờ khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N7B);

*Mẫu N7B: (Mục 11) ngày nhập cảnh: Ghi ngày nhập cảnh gần nhất .

Đóng dấu treo và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan bảo lãnh trên tờ khai N7B theo hướng dẫn

7/ Một số câu hỏi trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài:

Câu hỏi 1:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài có được thuê văn phòng, nhà xưởng dư thừa hay không?

Nhà đầu tư đã xây dựng xong nhà xưởng nhưng vì lý do nào đó không hoạt động trong vòng 12 tháng liên tục thì có bị áp dụng khoản 2 Điều 68 Nghị định 108/2006/NĐ-CP hay không?

Trường hợp nhà đầu tư đã xây dựng xong nhà xưởng nhưng nếu không hoạt động trong 12 tháng mà không thông báo và giải trình lý do với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư về việc này thì cơ quan quản lý về đầu tư có thể áp dụng khoản 2 Điều 68 Nghị định 108/2006/NĐ-CP về chấm dứt hoạt động dự án

Theo quy định tại điều 13, Luật đầu tư, nhà đầu tư có quyền tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký, do đó, khi có nhà xưởng dư thừa, doanh nghiệp có quyền cho thuê, tuy nhiên doanh nghiệp phải bổ sung chức năng cho thuê nhà xưởng vào Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đã cấp.

Trước đây, về mục tiêu cho thuê lại nhà xưởng của doanh nghiệp KCN, Thủ tưởng chính phủ đã có ý kiến chấp thuận tại văn bản số 3145/VPCP-QHQT ngày 8/6/2005 và Bộ kế hoạch đầu đã có văn bản hướng dẫn thực hiện số 4738/BKH-KCN & KCX ngày 15/7/2005, trong đó,doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh KCN được phép cho thuê văn phòng, nhà xưởng dư thừa.

Để thực hiện các mục tiêu trên, doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung mục tiêu cho thuê lại nhà xưởng phù hợp với pháp luật về kinh doanh bất động sản, mục tiêu này được hoạch toán riêng, tương ứng với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành

Câu hỏi 2:

Nhà đầu tư nước ngoài có được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để kinh doanh dịch vụ quảng cáo hay không?

Trả lời: Theo cam kết gia nhập WTO thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép thành lập công ty liên doanh (CTLD) trong đó nước ngoài có thể góp vốn vào liên doanh ở bất kỳ tỷ lệ nào nhỏ hơn 100%. Đồng thời, đối tác Việt Nam trong liên doanh phải là doanh nghiệp đã được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo. CTLD được phép cung cấp dịch vụ quảng cáo cho tất cả các loại sản phẩm, trừ thuốc lá. Việc cung cấp dịch vụ quảng cáo cho mặt hàng rượu là được phép nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước.

Cảu hỏi 3:

Tỷ lệ góp vốn tối đa mà đối tác nước ngoài được góp vào công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực logistics?

Trả lời: Theo khoản 3, Điều 5, thuộc Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ, tỷ lệ vốn góp của thương nhân nước ngoài vào công ty liên doanh trong lĩnh vực logistics được quy định như sau: • Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%; • Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014; • Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014; • Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
Câu hỏi 4:

Trả lời: Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng được các điều kiện ưu đãi của một số Luật thì dự án đầu tư chỉ được chọn mức ưu đãi cao nhất của một Luật mà dự án đáp ứng đủ điều kiện.

Câu hỏi 5:

Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam có trụ sở đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư ở các tỉnh khác nhau thì làm thủ tục ở đâu?

Trả lời: Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Dự án đặt tại địa phương nào thì tỉnh/ thành phố đó sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Do đó, dự án lần đầu đặt tại đâu thì doanh nghiệp sẽ được đăng ký ở đó.

Câu hỏi 6:


Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Có được phép bán các mặt hàng do mình sản xuất ra nước ngoài không?

  1. Tại khoản 1 mục II thông tư04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007

Hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Nghị định số108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định rõ:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất.
  • Đối với hàng hoá thuộc diện xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại, hàng hoá xuất khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành, thủ tục xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006
  1. Tại Công văn số7483/BCT-XNK ngày 16/08/2012 của Bộ Công Thương gửi Tổng Cục Hải quan về việc: một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài

Nêu rõ: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI), bao gồm doanh nghiệp chế xuất, được trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, không phải đăng ký quyền xuất khẩu.

Hotline tư vấn đầu tư:  0904.91.6299 hoặc 0989242382

Email: chungnhandautu.vn@gmail.com

Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 0904.91.6299 hoặc 0989242382 (Cam kết trả lời mọi thắc mắc trong vòng 24h)

Tính năng sản phẩm

Hãng sản xuất
Mới
Kích thước đánh bóng
Xách tay



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận