Đảng Bôn-sê-vích lên cầm quyền ở Nga khi nào?
Những người Bôn-sê-vích giành chính quyền trong đêm từ mồng 6 đến mồng 7 tháng Mười một năm 1917.
Cuộc cách mạng này mang tên ''Cách mạng tháng Mười'', bởi vì theo lịch cũ của Nga lúc bấy giờ, nó đã nổ ra từ đêm ngày 25 đến ngày 26 tháng 10.
Cuộc cách mạng đầu tiên đã nổ ra vào tháng Ba (tháng Hai theo lịch cũ ở Nga) cũng trong năm ấy. Ngoài lý do mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các cuộc nổi dậy này có một phần là hệ quả của những thất bại của Nga trong Đại chiến thế giới thứ nhất.
Quân đội liên kết với thợ bãi công và những người biểu tình. Sa hoàng Nicolas Đệ Nhị đã buộc phải thoái vị. Kerensky đứng ra lãnh đạo chính phủ lâm thời.
Thế nhưng, người Bôn-sê-vích - những chiến sĩ cách mạng - thấy rõ chính phủ mới này chẳng tốt hơn chính phủ của Sa hoàng. Họ mơ ước một nước Nga xã hội chủ nghĩa. Lãnh tụ của họ là Lê-nin, đã ra lệnh cho Hồng quân phải bắt lấy những kẻ chủ chốt trong chính phủ lâm thời. Kể từ đó chính phủ nằm trong tay các Xô-Viết, tức là những hội đồng cách mạng. Năm 1918, những người Bôn-sê-vích được gọi là những ''đảng viên cộng sản''.