ĐOÀN LUẬT SƯ
Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư, được thành lập để giúp công dân và các tổ chức về mặt pháp lý. Các hình thức giúp đỡ pháp bao gồm:
- Tham gia tố tụng vô tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho người bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự (kể cả các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự); đại diện cho các bên đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động.
- Làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài.
- Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức. Đoàn luật sư được thành lập theo quy định của luật pháp, có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức, bảo vệ pháp chế. Đoàn luật sư có tư cách pháp nhân, có kinh phí riêng, tài khoản riêng, con dấu riêng. Công việc nội bộ của Đoàn do các cơ quan của Đoàn quyết định. Hoạt động của Đoàn luật sư được Nhà nước khuyến khích, giúp đỡ và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra và giám sát của nhà nước.
Được gia nhập Đoàn luật sư phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, tốt nghiệp Đại học pháp lý hoặc có trình độ pháp lý tương đương và phải được Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư thông qua theo đề nghị của Ban chủ nhiệm.
Những người đang làm việc tại các cơ quan pháp luật Nhà nước như Toà án, Kiểm sát, công an, Tư pháp, Thanh tra Nhà nước, Trọng tài kinh tế Hải quan và các cơ quan nội chính không được gia nhập Đoàn luật sư, trừ những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp lý tại các Viện nghiên cứu và các trường thuộc cơ quan đó.
Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương có thể thành lập một Đoàn luật sư. Những tỉnh, thành phố địa bàn rộng, số lượng luật sư đông thì có thể đặt thêm các chi nhánh giao dịch (hay còn gọi là Văn phòng luật sư) Các Văn phòng luật sư chịu sự lãnh đạo thống nhất của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.