Tài liệu: 40.000 - 5.000 trước CN: người nguyên thủy

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

40.000 - 5.000 TRƯỚC CN: NGƯỜI NGUYÊN THUỶ v 40.000 - 5.000 TRƯỚC CN - THẾ GIỚI Đầu quãng thời gian dài này, loài người hiện đại (Homo sapiens sapiens
40.000 - 5.000 trước CN: người nguyên thủy

Nội dung

40.000 - 5.000 TRƯỚC CN:

NGƯỜI NGUYÊN THUỶ

v     40.000 - 5.000 TRƯỚC CN - THẾ GIỚI

Đầu quãng thời gian dài này, loài người hiện đại (Homo sapiens sapiens) đã sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới, thậm chí còn đóng thuyền để vượt những vũng nước rộng ngăn cách Đông Nam Á với châu Úc. Cách đây  khoảng 35.000 năm, vì một nguyên do nào đó chưa rõ, người cổ Neanderthal đã tuyệt chủng. Homo sapiens sapiens là giống người duy nhất đủ khôn tháo vát để có thể sống sót qua thời kỳ Băng hà vốn từng làm cho mực nước biển rút xuống 100m cách đây khoảng 20.000 năm. Vào khoảng năm 13.000 trước CN, những cư dân đầu tiên băng qua chiếc cầu băng đóng trên đất liền giữa Siberia  và Alaska, bắt đầu cuộc di cư lâu dài đã đưa họ đến tận Patagonia ở cực mũi đất Nam Mỹ vào khoảng năm 9000 trước CN.

v     KHOẢNG 40.000 TRƯỚC CN - SỰ PHÂN TÁN RỘNG RÃI CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI

Những người cổ đầu tiên, Homo sapiens, đã xuất hiện ở châu Phi và châu Âu cách đây khoảng 500.000 năm. Họ có hộp sọ tròn và lớn hơn tổ tiên Homo erectus của họ, mặc dù vẫn còn giữ lại gờ chân mày nhô ra và các đặc điểm khác của họ Homo erectus. Ở châu Âu, những Homo sapiens này đã tiến hóa thành người cổ Neanderthal, còn ở châu Phi và Đông Á lại xuất hiện các hướng tiến hóa khác. Một số nhà chuyên môn cho rằng ngươi cổ Homo sapiens châu Phi là tổ tiên chung của loài người hiện đại (Homo sapiens saplens) và họ đã thay thế người cổ Neanderthal và người cổ Đông Á. Các chuyên gia lại cho rằng trong ba giống Homo sapiens ở châu Phi, châu Âu và Đông Á, mỗi giống đã phát triển một cách độc lập thành các chủng loại Homo sapiens khác nhau. Dù thế nào đi nữa, khoảng trước năm 40.000 trước CN, con người hiện đại đã sinh sống ở rất nhiều nơi khác nhau trên địa cầu, thậm chí còn đóng thuyền để đến châu Úc. Họ đã học cách sáng tạo ra mỹ thuật và các tạo tác bằng đá, xương cũng như đã phát triển các tập tục chôn cất và trồng trọt.

Mỹ thuật trên đá

Con người từ xa xưa, khoảng 40.000 trước CN, đã biết làm ra các tác phẩm hội hoạ, chạm trổ và điêu khắc. Các bức tranh được vẽ hoặc khắc trên đá hay trên vách hang động nơi con người sinh sống. Các bức điêu khắc thường có hình tượng con người hay thú vật được làm bằng sừng nai, xương, ngà voi, đá phẩm để vẽ dường như đã được con người tìm ra rất sớm từ đá. Chưa ai biết chắc vì sao các tác phẩm nghệ thuật đã được thực hiện, nhưng có lẽ bởi các động lực khác nhau như: có thể nghệ thuật là một phần của các nghi lễ tôn giáo, hay để ghi lại những sự việc nào đó trong môi trường sống, làm việc và vui chơi của người xưa, hay thậm chí để giải trí. Một số bức vẽ miêu tả các chuyển Động của thú vật sống động đến mức ai cũng thừa nhận hẳn chúng phải là công trình của sự quan sát và nghiên cứu nhiều giờ liền. Mỹ thuật đã ra đời rất sớm ở nhiều nơi trên thế giới bao gồm châu Phi, châu Á, châu Úc và châu Âu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng về nghệ thuật có sớm ở châu Mỹ. Các hình thức mỹ thuật cổ xưa nhất là các bức vẽ của thổ dân châu Úc.

Các tranh vẽ ở Lascaux. Trong số những bức tranh  nổi tiếng nhất châu Âu là các tranh vẽ trên các hang vùng Lascaux ở Tây Nam nước Pháp. Chúng được vẽ bởi
người Cro-Magnon qua nhiều thế kỷ, và các tranh vẽ còn lại đến ngày nay được định tuổi từ 15.000 đến 10.000 trước CN. Chúng gồm các bức tranh vẽ rừng, bò, hươu nai và ngựa. Chính các học sinh tham quan các hang động vào năm 1940 đã tình cờ phát hiện ra các tranh vẽ này.

v     KHOẢNG 13.000 TRƯỚC CN: SĂN BẮN ĐỂ SINH TỒN

Người cổ Hom sapiens sapiens phải săn bắn để có thức ăn vì sự sinh tồn. Đàn ông săn nhiều loại thú khác nhau, tuỳ nơi họ sống, như ngựa, bò rừng bi son, hươu, nai Bắc cực, nai lớn châu Á, và cả voi ma-mút lông dày, trong khi đàn bà và trẻ con thu lượm trái cây và các loại  hạt. Nghệ thuật săn bắn đã đạt được những tiến bộ quan trọng vào cuối thời kỳ Băng hà khoảng 13.000 đến 10.000 trước CN. Các cán lao bằng gỗ đã được chế tạo nhằm làm tăng tầm phóng và độ cắm, các cây xỉa bằng sừng nai là những dụng cụ xỉa cá rất hiệu quả, và vào khoảng 10.000 trước CN, cung và tên đã ra đời. Các tiến bộ này diễn ra ở khắp nơi trên thế giới như Siberia, Czechoslovakia, Nam Phi, Nhật Bản, Ai Cập Tây Ban Nha, Ba Tư, Alaska và Canada. Có lẽ việc săn bắn quá mức của các thợ săn thiện xạ đã làm cho các giống thú lớn như voi ma-mút lông dày, mèo răng kiếm và lừa hoang cuối cùng bị tuyệt chủng.

v     KHOẢNG 10.000 TRƯỚC CN: NHỮNG NHÀ NÔNG ĐẦU TIÊN GIEO TRỒNG MÙA MÀNG

Sự rút lui của thời kỳ Băng hà cuối cùng (khoảng 13.000 - 10.000 trước CN) đã cho một khối lượng nước khổng lồ ở nhiều nơi trên thế giới, gây nên những thay đổi về khí hậu, làm cho mưa nhiều và thường xuyên hơn, giúp các vùng đất sa mạc trở nên màu mỡ. Từ lâu con người đã biết cách thuần dưỡng súc vật và gieo trồng nương rẫy, và tiến bộ then chốt này trong việc làm chủ nguồn thức ăn đã diễn ra rất nhanh ở miền đất trải dài từ Thổ Nhĩ Kỳ đến bờ biển phía Đông Địa Trung Hải và từ Mesopotamia đến dãy Zagros ở Ba Tư. Vào khoảng 10.000 trước CN, các quần thể săn bắn hái lượm đã nhận thấy rằng nếu họ gieo hạt ngũ cốc trên các cánh đồng được tưới tiêu, thì chúng sẽ mọc lên các vụ mùa ngũ cốc cho năm sau. Các nông trang đầu tiên đã xuất hiện ở Tây Á vào khoảng 9000 trước CN. Nông dân cũng học cách chọn giống thú rừng và nuôi chúng trong chuồng để phối giống cho ra nhiều giống mới. Cừu được thuần dưỡng đầu tiên ở Iraq vào khoảng 8.700 trước CN và lợn đã được ghi nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ từ khoảng 7200 trước CN. Nhà nông cũng học cách dự trữ thức ăn, nghĩa là họ không còn phải di chuyển hàng năm để có đủ cơm ăn áo mặc cho họ và gia đình. Trong vòng 1000 năm, các cộng đồng nhỏ bé làm nghề nông đã phát triển lớn hơn, và những hạt giống văn minh đầu tiên đã bắt đầu nảy mầm.

Tạo ra tia lửa. Người xưa đã khám phá ra cách tạo ra lửa bằng quặng hoàng thiết, một chất khoáng bột chứa nhiều lưu huỳnh sẵn có trong thiên nhiên. Một viên hoàng thiết quẹt vào đá lửa sẽ sinh ra tia lửa và khi tia lửa này rơi trên cỏ khô, nó sẽ bùng cháy thành ngọn lửa. Lửa được tạo ra để nấu thức ăn, sưởi ấm, và xua đuổi thú rừng nguy hiểm.

Thuần giống cây trồng. Khoảng 8000 trước CN dân cư miền Tây Á ngày càng sống dựa vào các vụ lúa nhà trồng: Lúa mì mọc hoang là tổ tiên của giống lúa mì nhà trồng trước kia mà hiện nay vẫn còn ở vài nơi miền Tây Á. Giống lúa nhà trồng có thân cứng cáp và hạt to hơn, cần phải đập để tách ra.

v     NHỮNG NĂM 6.000 TRƯỚC CN: NHỮNG THÀNH PHỐ ĐẦU TIÊN HƯNG THỊNH

Một số nông dân vùng Tây Á học cách trồng những vụ mùa thặng dư và bắt đầu trao đổi chúng với những người láng giềng của họ. Khi nhưng vùng định cư của họ phồn thịnh họ xây dựng những căn nhà bền vững từ những nguyên vật liệu có sức chịu đựng như đá và gạch bùn. Họ sắp xếp căn nhà thế nào để những gia đình có thể tiếp xúc với nhau một cách dễ dàng và tổ chức những dịch vụ công cộng như đường sá, cửa hàng, hệ thống thoát nước. Hai trong những thị trấn này là Catal Huyuk ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jerico ở Israel. Catal Huyuk nằm bên bờ sông trên một đồng bằng phì nhiêu. Nó gồm nhiều ngôi nhà nhỏ được xây bằng gạch bùn. Trên 6.000 dân sống ở đó vào những năm 6000 trước CN. Kinh tế dựa trên nông nghiệp, chăn nuôi súc vật và buôn bán. Thu hoạch các mùa có ngũ cốc, đậu, hạnh đào và táo dại. Dân cũng khai thác than đá núi Lửa (obsidian) ở địa phương để làm các dụng cụ cắt.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/268-26-633348824135453347/Lich-su-the-gioi/40000---5000-truoc-CN-ngu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận