Tài liệu: Ba Lan - Cơ cấu hệ thống giáo dục của Ba Lan

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hệ thống giáo dục của Ba Lan hiện nay bao gồm các cơ sở mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học và trường sau trung học.
Ba Lan - Cơ cấu hệ thống giáo dục của Ba Lan

Nội dung

Cơ cấu hệ thống giáo dục của Ba Lan

Hệ thống giáo dục của Ba Lan hiện nay bao gồm các cơ sở mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học và trường sau trung học. Theo luật lệ hiện hành, các cơ sở giáo dục cấp cao nằm ngoài hệ thống giáo dục (những cơ sở này hình thành một hệ thống giáo dục cấp cao riêng biệt).

Ngoài các loại trường trên, hệ thống giáo dục tại đây còn có những đơn vị như: các trung tâm tâm lý và giáo dục với mục đích hướng dẫn và tư vấn, các cơ sở giáo dục và chăm sóc, các cơ sở chăm sóc học sinh đi học xa nhà, các trại lao động tình nguyện, các khóa đào tạo giáo viên, các cơ sở giáo dục tại chức và những thư viện dành cho giáo viên.

Theo hệ thống giáo dục này, các trẻ từ 3 đến 6 tuổi có thể đến các lớp mẫu giáo, mặc đù cấp học này không nằm trong phạm vi cưỡng bách giáo dục. Tuy nhiên hầu hết những trẻ em 6 tuổi đều vào lớp mẫu giáo được tổ chức trong các trường tiểu học. Từ năm học 1999-2000, các trẻ trong độ tuổi  từ 7 đến 13 sẽ học ở các trường tiểu học trung thời gian 6 năm (hệ thống 8 năm trước đó ở cấp tiểu học đã được hủy bỏ từ năm 2000). Cấp học này được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1 (từ lớp 1 đến lớp 3) là giáo dục cơ bản, giai đoạn 2 (từ lớp 4 đến lớp 6) là giai đoạn nâng cao. Và cuối năm lớp 6 học sinh sẽ phải tham dự một kỳ kiểm tra khả năng. Kỳ thi này được tổ chức lần đầu vào năm 2002.

Sau khi tốt nghiệp cấp tiểu học theo hệ cũ 8 năm, học sinh có thể tiếp tục học ở một trong các dạng trường: trường trung học phổ thông với chương trình 4 năm, trường trung học hướng nghiệp với thời gian từ 4 đến 5 năm, trường lyceum hướng nghiệp với thời gian 4 năm, hoặc trường hướng nghiệp căn bản với thời gian 3 năm.

Ở cuối chương trình trung học, học sinh sẽ tham dự một kỳ thi tốt nghiệp (trừ những học sinh ở các trường hướng nghiệp căn bản). Những học sinh đậu kỳ thi này có thể học tiếp ở bậc giáo dục cấp cao. Còn những học sinh không đậu kỳ thi này, hay không được các cơ sở giáo dục cấp cao tiếp nhận, có thể tiếp tục việc học của mình ở những trường sau trung học, với thời gian học từ l năm đến 2 năm rưỡi. Những học sinh hoàn tất chương trình của trường hướng nghiệp căn bản với thời gian 3 năm có thể trực tiếp tham gia vào lực lượng lao động với tư cách là những công nhân. Từ năm học 1999-2000 tất cả những học sinh tốt nghiệp tiểu học đều tiếp tục học ở trường trung học sơ cấp trong thời gian 3 năm. Vào cuối giai đoạn này họe sinh sẽ tham dự một kỳ thi tốt nghiệp. Nếu đậu trong kỳ thi đó, học sinh sẽ chọn một trong hai dạng trường:

+ Trường trung học phổ thông cấp cao, học trong thời gian 3 năm.

+ Trường trung học hướng nghiệp cấp cao, học trong thời gian 2 năm.

Các trường hướng nghiệp căn bản vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng học sinh ra trường không thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học. Những học sỉnh tốt nghiệp ở các trường trung học hướng nghiệp cấp cao vẫn có cơ hội tham dự kỳ thi tết nghiệp này, với điều kiện học thêm 2 năm bổ sung ở trường trung học phổ thông hay 3 năm bổ sung ở trường trung học kỹ thuật. Bằng tốt nghiệp trung học này trong tương lai sẽ thay thế dần dần cho kỳ thi tuyển sinh ở các trường đại học.

Giáo dục mẫu giáo

Sơ lược lịch sử

Trường mẫu giáo ở Ba Lan đã có truyền thống gần 100 năm nay. Những trường mẫu giáo đầu tiên tại đây đã được thành lập từ dầu thế kỷ 20.

Một sự phát triển đáng kể của nền giáo dục mẫu giáo đã được ghi nhận ở Ba Lan, tương tự như các quốc gia châu Âu khác, kể từ thập kỷ 1940. Sự phát triển này có liên quan chặt chẽ với sự phát triển các hoạt động nghề nghiệp của phụ nữ, với số lượng ngày một gia tăng của các gia đình chỉ có một thế hệ, và với một lượng người nhập cư lớn, đặc biệt là lượng người từ nông thôn đổ về thành phố. 

Trong thời gian đầu, các trường mẫu giáo chỉ chủ yếu làm nhiệm vụ chăm sóc trẻ em. Từ cuối Thế chiến Thứ II trở đi, người ta bắt đầu đặt trọng tâm vào hướng “giáo dục”, chủ yếu là do việc đưa vào chương trình học của nhà nước. Khi các kỹ năng cơ bản về đọc và viết được đưa vào chương trình mẫu giáo, nhiệm vụ của các trường mẫu giáo bắt đầu chia thành hai phần là giáo đục và chăm sóc.

Các loại cơ sở giáo dục mẫu giáo

Các cơ sở trong nền giáo dục mẫu giáo ở Ba Lan được chia thành hai dạng: các trường mẫu giáo biệt lập và các lớp mẫu giáo nằm trong các trường tiểu học. Các lớp mẫu giáo này được coi là hình thức bổ sung cho mạng lưới mẫu giáo. Những lớp này được hình thành ở nơi không có trường mẫu giáo hoặc số lượng trường mẫu giáo không dủ đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Các trường mẫu giáo nhận trẻ từ 3 đến 6 tuổi, cho đến khi trẻ đủ tuổi vào tiểu học. Từ tháng 9l2003 luật lệ đã cho phép những trẻ 2 tuổi rưỡi được đến trường mẫu giáo, nhưng việc tiếp nhận còn tùy thuộc vào hiệu trưởng của những trường này. Còn các lớp mẫu giáo trong các trường tiểu học chỉ tiếp nhận chủ yếu các trẻ 6 tuổi.

Trong năm học 2002 có 93,4% trong số trẻ đi học mẫu giáo đã đăng ký vào các trường do chính quyền địa phương điều hành; 1,3% đăng ký vào các trường do chính quyền trung ương điều hành. Một số tương đối ít (5,3%) đăng ký vào 567 cơ sở mẫu giáo phi công lập, điều hành bởi các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo và các cá nhân.

Việc xếp lớp ở mẫu giáo dựa chủ yếu trên độ tuổi. Hầu hết các trường mẫu giáo chia thành 4 lấp (dành cho các nhóm trẻ ở 3, 4, 5 và 6 tuổi). Có thể có sự kết hợp giữa các độ tuổi khác nhau trong cùng một lớp, khi những tiêu chuẩn khác được đặt ra (chẳng hạn như sở thích, sở trường hay sự thiểu năng của trẻ). Sự kết hợp nhiều độ tuổi như vậy cũng có tác dụng giáo dục của nó: các trẻ ở lứa tuổi khác nhau sẽ kích thích sự phát triển của những trẻ khác.

Ở các khu vực nông thôn, do ít học sinh nên có nhiều trường mẫu giáo đã ghép nhiều lứa tuổi vào một lớp. Đó là lý do tại sao những cơ sở mẫu giáo ở nông thôn chỉ có hai cấp lớp (chẳng hạn như một lớp 6 tuổi và một lớp khác gồm những lứa tuổi còn lại). Số lượng trẻ trong một lớp không dược vượt quá 25 cháu.

Đối với các lớp tổng hợp có bao gồm các trẻ thiểu năng, số lượng trẻ trong một lớp chỉ từ 15 đến 20 cháu, trong đó cớ từ 3 đến 5 cháu thuộc điện thiểu năng. Trong các trường mẫu  giáo đặc biệt, số lượng của một lớp chỉ từ 6 đến l4 trẻ, tùy thuộc vào loại hình thiểu năng của những trẻ này.

Giáo dục tiểu học

Sơ lược lịch sử

Trong giai đoạn từ 1961 đến 1999 hệ thống giáo dục ở Ba Lan theo cơ cấu tiểu học 8 năm.Trước đó cấp học này kéo dài trong 7 năm. Trong thập kỷ 1970, một số nỗ lực nhằm mở rộng thời gian ở cấp tiểu học lên 10 năm đã không thành công. Kể từ năm học 1999-2000 các trường tiểu học cải cách bao gồm từ lớp 1 đến lớp 6 với độ tuổi học sinh từ 7 đến 13 tuổi

Giáo dục tiểu học ở Ba Lan là toàn diện và cưỡng bách đối với tất cả các trẻ em trong độ tuổi. Tất cả các trẻ đến 7 tuổi, hoặc sẽ dược 7 tuổi tính từ đầu năm học, sẽ bắt đầu đi  học ở cấp tiểu học. Thời gian của cấp học này kéo dài trong 6 năm. Giáo dục cấp tiểu học hoàn toàn miễn phí đối với tất cả các học sinh.

Các loại cơ sở giáo dục Tiểu học

 Trong năm học 1999-2000 trường tiểu học cải cách theo hệ 6 năm đã được thành lập. Điều này có nghĩa là tất cả những trường tiểu học hiện hữu đều chuyển sang dạng mới, trong đó chỉ có lớp 8 cuối cùng còn sót lại của hệ thống cũ. Cấp lớp 7 đã không còn tồn tại từ năm học này, vì nhóm học sinh ở độ tuổi này đã chuyển sang lớp 1 của trường trung học sơ cấp Cơ cấu 8 năm ở cấp tiểu học đã hoàn toàn biến mất kể từ năm 2000.

Trong năm học 2001-2002 có 15.986 trường tiểu học mới gồm 6 lớp (không kể các trường đặc biệt), trong đó có 4.784 trường ở thành thị và 11.202 trường ở các khu vực nông thôn. Số học sinh theo học tại các trường này là 3. 168.55 1 (59,4% ở thành thị và 40,6% ở nông thôn).

Giáo dục trung học

Sơ lược lịch sử

Đạo luật ban hành năm 1961 đã hình thành mô hình tổ chức của nền giáo dục trung học, vốn đã được thực hiện từ lăm 1999. Trong năm này các trường trung học với thời gian học 3 năm đã được thành lập như một dạng trường trung học sơ cấp cải cách. Đến năm 2002 các trường trung học cao cấp đã đi vào hoạt động. Trước năm 1999 không hề có sự phân biệt giữa giai đoạn sơ cấp và giai đoạn cao cấp trong nền giáo dục trung học ở Ba Lan.

Giáo dục Trung học sơ cấp

Những trường trung học sơ cấp có thể là trường công lập hay trường tư thục. Thường thì những trường này học chung nam nữ và học sinh của những trường tư thục có thể được giáo dục theo giáo lý. ở các trường công lập học sinh được miễn phí. Việc tuyển sinh vào các trường này chỉ có yêu cầu là học sinh đã hoàn tất bậc tiểu học và có chứng chỉ ra trường. Cấp học này là cấp cuối cùng trong phạm vi cưỡng bách giáo dục đối với học sinh ở Ba Lan.

Chương trình học do Bộ Giáo dục qui định và các trường phải tuân thủ, tuy nhiên giáo viên có quyền lựa chọn một trong số những chương trình đã được duyệt. Sách giáo khoa cũng được giáo viên chọn lựa cho học sinh của mình trong số những loại sách mà Bộ đã chuẩn y. ở cấp học này, nội dung học hướng vào những mục tiêu sau:

+ Giáo dục triết lý

+ Giáo dục kỹ năng đọc hiểu và phương tiện truyền thông đại chúng

+ Rèn luyện sức khỏe

+ Giáo dục về sinh thái

+ Giáo dục về di sản văn hóa của địa phương

+ Giáo dục dân quân tự vệ

+ Giáo dục về châu Âu

+ Giáo dục về văn hóa Ba Lan trong bối cảnh nền văn minh Địa Trung Hải

Giáo dục Trung học cao cấp

Giáo dục trung học cao cấp ở Ba Lan dành cho các học sinh từ 15 đến 18 hay 19 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học sơ cấp học sinh có thể chọn một trong các loại trường sau đây:

+ Zasadnicze Szkoly Zawodowc, là trường hướng ,nghiệp căn bản với thời gian học từ 2 đến 3 năm. Những học sinh tốt nghiệp sẽ được nhận chứng chỉ, và có thể học tiếp trong trường trung học bổ túc 2 năm hoặc trường kỹ thuật bổ túc 3 năm.

+ Licea Ogolnoksztalcace, là trường trung học phổ thông, có thời gian học 3 năm, giúp học sinh thi lấy bằng tết nghiệp trung học.

+ Licea Profilowane, là trường trung học chuyên biệt có thời gian học 3 năm, với nội dung đào tạo hướng nghiệp và giúp học sinh thi lấy bằng tết nghiệp trung học.

+ Technika, là trường trung học hướng nghiệp, có thời gian học 4 năm; khi ra trường học sinh sẽ được cấp chứng chỉ hướng nghiệp và có thể tham dự kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp trung học.

+ Uzupelniajace Licea Ogolnoksztalcace, là trường trung học phổ thông bổ túc, có thời gian học 2 năm, giúp học sinh lấy bằng tốt nghiệp trung học.

+ Technika Uzupeiniajace là trường trung học hướng nghiệp bổ túc, có thời gian học 3 năm, dành cho các học sinh đã tốt nghiệp trường hướng nghiệp căn bản. Học sinh tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ và được tham dự kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp trung học.

+ Szkoiy Policealne, là dạng trường sau trung học, với thời gian học tối đa 2 năm rưỡi, giúp học sinh lấy chứng chỉ hướng nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Trước khi có cải cách giáo dục, việc tuyển sinh vào tất cả các dạng trường trung học nêu trên đều dựa vào kỳ thi tuyển sinh do từng trường tổ chức. Các đề thi được soạn bởi chính quyền địa phương của từng khu vực. Một số trường có thêm bài thi bổ sung hay bài phỏng vấn về những môn học xét thấy quan trọng đối với nội dung giảng dạy của trường. Nếu như số lượng ứng viên ít hơn số chỗ trống ở lớp 1 của cấp học này, trường học đó không cần tổ chức thi tuyển và chỉ nhận học sinh dựa trên cơ sở chứng chỉ tốt nghiệp.

Sau khi cải cách, việc tuyển sinh dựa vào điểm số tốt nghiệp của học sinh ở trung học sơ cấp. Từng trường sẽ đưa ra các qui tắc tuyển sinh cho mình. Các trường có chế độ tuyển sinh mở đều công bố các yêu cầu như:

+ Điểm số của các lĩnh vực học tập.

+ Các hoạt dộng giáo dục làm cơ sở cho việc tính điểm

+ Qui tắc tính điểm

+ Các qui tắc tính điểm đối với những thành tích học tập liệt kê trong chứng chỉ tết nghiệp

Chương trình cốt lõi dành cho tất cả các trường trung học phổ thông ở giáo dục cấp cao bao gồm các môn sau đây:  Tiếng Ba Lan, 2 ngoại ngữ, Lịch sử, Giáo dục Công dân, Nghiên cứu Văn hóa, Toán, Vật lý và Thiên văn, Hóa học, Sinh vật, Địa lý, Dẫn luận về Quản lý, Công nghệ Thông tin, Thể dục, Huấn luyện Quốc phòng, các môn dạy kèm, các môn bổ sung.

Ngoài ra còn có 6 tiết học về tôn giáo hoặc đạo đức và 4 tiết dành cho sự bớ trí của hiệu trưởng nhà trường.

Giáo dục cấp cao

Sơ lược lịch sử

Trường đại học lâu đời nhất ở Ba Lan là Đại học Jagiellonian ở Krakow, được thành lập năm 1364. Trước Thế chiến Thứ II ở Ba Lan có 6 trường đại học: Đại học Krakow, Đại học Vilnius, Đại học Lvov, Đại học Warsaw, Đại học Wrociaw và Đại học Poznan. Ngoài ra còn có 3 trường đại học kỹ thuật là Warsaw, Lvov và Học viện Mỏ và Luyện kim ở Krakow.

Sau Thế chiến thứ II có thêm nhiều cơ sở giáo dục cấp cao được thành lập. Năm 1950 có 83 cơ sở. Đến năm 1980 có 91 cơ sở, trong số đó có 10 trường đại học, 18 đại học kỹ thuật, 11 cơ sở giáo dục cấp cao về sư phạm, 9 học viện nông nghiệp, 6 cơ sở giáo dục cấp cao về kinh tế, lo cơ sở giáo dục cấp cao về y khoa, 17 trường cấp cao về nghệ thuật, ... Tất cả những cơ sở này đều là công lập. Số lượng sinh viên cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Năm 1946 có 86.500 sinh viên, năm 1975 tăng lên thành 468.100 sinh viên và đến năm 1990 thì giảm xuống còn 394.300. 

Trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa, việc quản lý giáo dục cấp cao được tập trung ở trung ương. Trên cơ sở của những đạo luật được áp dụng từ năm 1990, có những thay đổi đã được thực hiện. Các cơ sở giáo dục cấp cao được cấp quyền tự trị, trong đó có một sự độc lập rất cao đối với sự quản trị của chính quyền nhà nước, đồng thời sự tự quản nội bộ cũng được phát triển. Luật lệ mới cũng cho phép việc thành lập những cơ sở giáo dục cấp cao phi công lập, trở lại tình trạng của thời kỳ trước chiến tranh là cơ cấu sở hữu ở giáo dục cấp cao có liên quan chặt chẽ với hệ thống dân chủ và nền kinh tế thị trường.

Trong thời gian từ 1990 đến 2000 đã có một sự gia tăng đáng kể các cơ sở giáo dục cấp cao: trong năm học 2000-2001 đã có 310 cơ sở loại này. Số lượng sinh viên cũng gia tăng mạnh, lên đến con số l.578.200 sinh viên vào năm học 2000- 2001. Cơ cấu trong lĩnh vực giáo dục cấp cao cũng đã trở nên đa dạng về loại hình và cấp độ học.

Cơ cấu trong giáo dục Cấp cao

Những học sinh tết nghiệp trung học ở Ba Lan có một dải rộng đa dạng các loại hình cơ sở giáo dục cấp cao dể chọn lựa:

+ Các trường sau trung học

+ Các trường cao dẳng sư phạm và các trường cao đẳng đào tạo giáo viên ngoại ngữ

+ Các cơ sở giáo dục cấp cao, bao gồm:

·        Các trường giáo dục hướng nghiệp cấp cao

·        Các trường giáo dục cấp cao dạng đại học

Cụ thể, các loại cơ sở giáo dục cấp cao sau dây có thể được tìm thấy ở Ba Lan: đại học, đại học kỹ thuật, học viện nông nghiệp, trường kinh tế, trường sư phạm, học viện y khoa, trường hàng hải, học viện thể dục, trường nghệ thuật, trường hướng nghiệp cấp cao, trường quân sự. Ngoài ra còn có các trường giáo dục cấp cao phi công lập. Các trường này đều có dạng học ban ngày và dạng học ban đêm. Dạng ban ngày được coi là hình thức học chính thức và miễn phí ở các trường công lập.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2134-02-633492969775625000/Giao-duc/Co-cau-he-thong-giao-duc-cua-Ba-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận