Tài liệu: Công nghiệp

Tài liệu
Wikipedia

Tóm tắt nội dung

-
Công nghiệp

Nội dung

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.

Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm:

  • Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí
  • Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ)
  • Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
  • May mặc , đồ dụng gia đình
  • Chế biến , sản xuất các chất hóa chất cần thiết

Công nghiệp theo nghĩa là một ngành kinh tế

Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa ngày, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v..

Lịch sử

Công nghiệp, theo nghĩa là ngành sản xuất hàng hóa vật chất, trở thành đầu tàu của nền kinh tế ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong Cách mạng công nghiệp. Nó đã thay đổi trật tự nền kinh tế phong kiến và buôn bán qua hàng loạt các tiến bộ công nghệ liên tiếp, khẩn trương như phát minh động cơ hơi nước, máy dệt và các thành tựu trong sản xuất thép và than quy mô lớn. Các quốc gia công nghiệp khi đó tiến hành chính sách kinh tế tư bản. Đường sắt và tàu thủy hơi nước nhanh chóng vươn tới những thị trường xa xôi trên thế giới, cho phép các công ty tư bản phát triển lên quy mô và sự giàu có chưa từng thấy. Hoạt động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực tạo ra của cải cho nền kinh tế. Sau Cách mạng công nghiệp, một phần ba sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo – vượt qua giá trị của hoạt động nông nghiệp.

Những ngành công nghiệp đầu tiên khởi nguồn từ chế tạo những hàng hóa có lợi nhuận cao như vũ khí, vải vóc, đồ gốm sứ. Tại Châu Âu thời Trung cổ, sản xuất bị chi phối bởi các phường thợ ở các thành phố, thị trấn. Các phường hội này củng cố quyền lợi hội viên, duy trì chất lượng sản phẩm và lối cư xử có đạo lý.

Từ những năm 60 của TK XVIII , Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh sau lan ra các nước khác như Pháp , Đức mang đến sự phát triển những nhà máy có quy mô sản xuất lớn và những thay đổi xã hội tiếp theo. Ban đầu, các nhà máy sử dụng năng lượng hơi nước rồi chuyển sang sử dụng năng lượng điện khi lưới điện hình thành.

Các nhà phát minh Ở Anh :

  • Năm 1764 Giem Hagrivo sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên máy là tên con gái ông Gien-ni
  • Năm 1769 Ác-trai-tơ phát mi nh máy kéo sợi chạy bằng sức nước
  • Năm 1785 , Et-mon Cac-rai chế tạo máy dệt đầu tiên
  • Năm 1784 , Giem Oat chế tạo máy hơi nước

Sản xuất dây chuyền cơ khí hóa xuất hiện để lắp ráp sản phẩm, mỗi công nhân chỉ thực hiện những động tác nhất định trong quá trình sản xuất. Sản xuất dây chuyền mang lại hiệu quả sản xuất nhảy vọt, giảm chi phí sản xuất. Sau này, tự động hóa dần thay thế thao tác của con người. Quá trình này được gia tốc hơn nữa nhờ có sự phát triển của máy tính và người máy.

Về mặt lịch sử, một số ngành sản xuất dần đi xuống bởi nhiều yếu tố kinh tế, bao gồm việc phát triển những công nghệ thay thế hay việc mất đi lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, sự giảm dần tính quan trọng của ngành chế tạo toa xe đường sắt bởi ô tô trở nên thịnh hành.

Phân loại

Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp:

  • Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ
  • Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng, v.v..
  • Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương.

Hệ thống phân loại hoạt động kinh tế của Anh [3] và Hoa Kỳ [4] không có mục công nghiệp riêng. Thay vào đó, cách phân loại dựa vào hoạt động kinh tế. Cũng theo cách sắp xếp các ngành kinh tế, công nghiệp là thành phần chủ yếu của khu vực thứ hai của nền kinh tế. Việc xếp chung công nghiệp chế biến với xây dựng, lắp đặt vào khu vực thứ hai này là do đặc thù hoạt động khá giống nhau và khó xác định ranh giới giữa chúng.

Các ngành công nghiệp

  • Công nghiệp khai thác khoáng sản
  • Công nghiệp năng lượng
  • Công nghiệp luyện kim
  • Công nghiệp cơ khí
  • Công nghiệp hóa chất
  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
  • Công nghiệp thực phẩm
  • Công nghiệp điện tử-tin học
  • Công nghiệp chế tạo xe
  • Công nghiệp dệt may
  • Công nghiệp đóng tàu
  • Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
  • Công nghiêp quốc phòng

Công nghiệp ảnh hưởng môi trường

Công nghiệp là ngành ảnh hưởng môi trường nhiều nhất trong tất cả các ngành còn lại : hiệu ứng nhà kính , trái đất ấm dần . Đặc biệt là ngành công nghiệp nặng




Nguồn: voer.edu.vn/m/cong-nghiep/bcb25c93


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận