Quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) theo đơn vị hành chính các cấp được lập theo trình tự các bước do Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành (Công văn số 1814/CV - TCĐC, ngày 12/10/1998).
Để thực hiện các bước và nội dung công việc cụ thể về QH và KH SD đất đai có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích định tính kết hợp định lượng; phân tích vĩ mô kết hợp vi mô; cân bằng tương đối; chuyên gia và kinh nghiệm; kế thừa; điều tra dã ngoại; xây dựng phương án; định mức; chồng ghép bản đồ; thống kê; toán kinh tế; các phương pháp dự báo...
Đề xuất công tác lập QHSD đất đai của địa phương; khảo sát và điều tra sơ bộ; xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và xin ý kiến chỉ đạo của UBND và cơ quan địa chính cấp trên một cấp để đưa vào kế hoạch và xác định nguồn vốn thực hiện; lập dự án QHSD đất đai (theo đúng đề cương hướng dẫn do TCĐC ban hành kèm CV số 1814/CV - TCĐC, ngày 12/10/1998).
Cơ quan cấp vốn sẽ lập Hội Đồng thẩm định để xem xét thông qua dự án sau khi có ý kiến của cơ quan địa chính cùng cấp. Sau đó ra quyết định phê duyệt dự án và phê duyệt tổng dự toán kinh phí.
Sau khi dự án được phê duyệt, UBND các cấp ra quyết định thành lập ban chỉ đạo quy hoạch, thành phần gồm:
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo:
Nhiệm vụ của đơn vị trúng thầu thực hiện dự án:
Chuẩn bị hệ thống các biểu mẫu điều tra; thiết kế các biểu mẫu thích hợp, thuận tiện để nhập và xử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai trong quá trình điều tra.
Tùy tình hình và điều kiện cụ thể của từng đị ;a phương sẽ điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, KTXH, hiện trạng sử dụng đất đai... (có tại xã, huyện, tỉnh và khi cần thiết ở cả các Bộ, Ngành TW) phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai như: