Tài liệu: Công trình kiến trúc có thể di chuyển không?

Tài liệu
Công trình kiến trúc có thể di chuyển không?

Nội dung

CÔNG  TRÌNH KIẾN TRÚC CÓ THỂ DI CHUYỂN KHÔNG?

 

Trong quá trình cải tạo thành phố, quy hoạch công trình mới thường mâu thuẫn với công trình đã có. Mọi người thường nói “tháo ra và chuyển đi”, thực tế là chỉ tháo dỡ phòng ở, cư dân thì chuyển đến nhà mới. Vừa tháo dỡ vừa xây dựng, làm cho phí xây dựng tăng lên nhiều, hơn nữa không ít công trình có ý nghĩa kỷ niệm quan trọng hay giá trị bảo tồn văn vật cũng vì thế mà bị phá huỷ trong phút chốc. Có thể không tháo dỡ công trình cũ mà chuyển nó đến một nơi mới một cách hoàn chỉnh không?

Trong những năm 30 của thế kỷ 20, nhà kiến trúc người Nga đã thành công khi di chuyển nguyên một toà nhà 2 tầng được 250m, lại còn di chuyển một toà nhà 5 tầng được hơn 7m. Trong quá trình di chuyển công trình, kết cấu và thiết kế bên trong của kiến trúc hoàn toàn không bị hư hại. Vậy thì công trình kiến trúc di chuyển như thế nào?

Đầu tiên công trình nhất thiết phải thoát khỏi mặt nền móng trước, chèn vào một bệ giá bằng thép ở dưới công trình. Bệ giá để cùng tiến hành di chuyển ngang theo một hệ thống chữ 'I' rất dài, ở phía dưới của mỗi móng tường đều lắp đặt thép chữ ‘I’ vừa dùng để chống đỡ trọng lượng của công trình lại vừa làm cầu di động. Toàn bộ tường của công trình và bệ giá kết hợp chặt chẽ với nhau, tăng cường tính ổn định cho công trình lúc di chuyển, ở phía dưới thép chữ 'I' có đường ray kéo dài một mạch tới đích chuyển tới. Ở giữa đường ray và bệ giá thép chữ 'I' dùng những con lăn bằng thép cắm vào, hoặc thay thế bằng những bánh xe lăn cường độ cao. Công việc chuẩn bị sau khi hoàn thành, do lực kéo mạch của cần cẩu dùng ròng rọc kéo bệ giá thép để tải công trình đồ sộ nằng nề di động ổn định.

Trong tình hình bình thường, quá trình di chuyển toà nhà rất chậm, tốc độ được khống chế trong phạm vi 8 ~ 10m/giờ. Trong trạng thái tốc độ thấp cân bằng như thế này thông thường toà nhà đã di chuyển thì không cần dùng thép để tiến hành gia cố chỉnh thể. Theo đo lường và xác định chấn động mà toà nhà phải chịu trong quá trình di chuyển so với chấn động của một ô tô đi trước toà nhà vẫn nhỏ hơn rất nhiều. Công trình sau khi được kéo đến đích, còn cần phải thông qua một quá trình điều tiết cân bằng phức tạp, mới có thể từ từ chuyển đến nền móng mới đã chuẩn bị xong trước đó để gia tăng độ cố định. Như vậy là công trình đã hoàn thành quá trình di chuyển. 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633371077193959773/Khoa-hoc-cong-trinh/Cong-trinh-kien-truc-c...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận