Cố cung Thẩm Dương nằm ở miền đông bắc Trung Quốc được xây dựng năm 1625, với tổng diện tích 4,6 vạn m2 , có 70 kiến trúc và hơn 300 gian nhà , quy mô và tình hình bảo tồn chỉ sau Cố cung Bắc Kinh trong quần thể kiến trúc hoàng gia hiện tồn tại ở TQ thuộc tỉnh Liêu Ninh. Cố cung này do dân tộc Mãn xây dựng, lịch sử độc đáo và màu sắc dân tộc Mãn.
Dân tộc Mãn du mục ở miền Đông Bắc Trung Quốc vào thế kỷ 17 cho xây dựng chính quyền Hậu Kim, lúc này hoàng đế Hậu Kim Nô Ha Xích lấy Thẩm Dương làm đô thành, xây dựng hoàng cung, sau khi Hoàng Thái Cực con trai Nô Ha Xích nối ngôi, đổi quốc hiệu Hậu Kim thành “Thanh”, và xây dựng xong cung điện, tức là cố cung Thẩm Dương. Hoàng đế triều Thanh là Hoàng Thái Cực và Phúc Lâm đều lên ngôi hoàng đế ở Cố cung Thẩm Dương. Sau đó, nhà Thanh chính thức lật đổ triều Minh và chính thức chọn Bắc Kinh làm kinh đô thứ hai, Thẩm Dương chính thức trở thành cố cung.
Cố cung chia làm 3 đường chính: Đông Lộ - Trung Lộ và Tây Lộ. Kiến trúc chủ yếu ở đây là:
Cùng với Cố Cung Bắc Kinh – Cố cung nằm trong di sản văn hóa thế giới với quy mô và rất bề thế. Trải hơn 150 năm lịch sử của mình , cho nên cố cung Thẩm Dương đã hấp thụ tinh hoa văn hoá của dân tộc Hán, Mãn, Mông Cổ, Hồi và Tạng là kết tinh văn hoá Trung Hoa, là mốc son quan trọng của Trung Quốc với tư cách là một nước thống nhất và nhiều dân tộc và hiện nay là điểm tham quan hấp dẫn cho du khách.