Tài liệu: Con gái ích kỷ từ lúc 3 tuổi

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thói ích kỷ của các thiếu nữ bắt đầu nhen nhóm từ khi mới chập chững biết đi. Những bé gái mới được 3-4 tuổi đã biết dùng “mánh khóe” và áp lực để giành lấy cái mình muốn.
Con gái ích kỷ từ lúc 3 tuổi

Nội dung

Con gái ích kỷ từ lúc 3 tuổi

Thói ích kỷ của các thiếu nữ bắt đầu nhen nhóm từ khi mới chập chững biết đi. Những bé gái mới được 3-4 tuổi đã biết dùng “mánh khóe” và áp lực để giành lấy cái mình muốn.

Đó có thể là việc xúi bạn này không chơi với bạn kia, hay những câu nói kiểu như: “Tớ sẽ không mời cậu tới dự sinh nhật”. “Một số trẻ thực sự rất tinh thông trong những chuyện hiểm ác và ích kỷ”, Giáo sư Craig Hart, chuyên gia trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Đại học Brigham Young (Mỹ), cho biết. Các em biết cách loại trừ người khác và sẵn sàng đe doạ chấm dứt tình bạn khi không đạt được cái mong muốn.

Theo Hart, những “cô gái ích kỷ” thường được một số người ngưỡng mộ và số khác ghét cay ghét đắng. Họ rất giỏi giao tiếp và nổi tiếng, song cũng sẵn sàng lật đổ mọi thứ nếu cần thiết. Những cô gái này vừa được kính trọng lại vừa đáng sợ.

Nghiên cứu của Hart là bằng chứng khoa học đầu tiên về mối liên quan giữa sự hiếu chiến trong quan hệ và vị thế xã hội ở trẻ trước tuổi đi học. Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng thanh niên, đặc biệt là thiếu nữ hay có kiểu hành vi này. Mục đích là để duy trì vị trí xã hội. Hành vi này được mô tả trong một số cuốn sách như Queen Bees and Wannabes  hay tác phẩm điện ảnh Mean Girls.

Nhưng hóa ra, hiện tượng hiếu chiến trong quan hệ đã sớm hình thành từ trước tuổi đi học. Quan sát cho thấy trẻ nhỏ dường như hiểu biết khá tinh vi về hành vi xã hội. Sự phân cấp xã hội cũng hình thành rất sớm. Trong nghiên cứu của Hart trên hơn 300 trẻ mẫu giáo, khoảng 17%-20% bé gái thể hiện hành vi hiếu chiến. Tính cách này cũng được ghi nhận ở bé trai, song ít hơn nhiều.

“Thường thì con trai hung hăng hơn con gái. Nhưng trong một thập kỷ gần đây, con gái cũng thể hiện thói gây gổ như con trai, song theo những cách khác”, Hart nhận định.

Một nghiên cứu khác cũng của Đại học Brigham Young đã khẳng định những trẻ hung hãn trong quan hệ và thể chất thường có cha mẹ nghiêm khắc trong việc kiểm soát tâm lý, có tính thù hằn và sẵn sàng không thèm nhìn mặt hoặc làm điều sai quấy đối với người khác. Một điều chắc chắn là thói khinh rẻ ở trẻ có ảnh hưởng rất lâu dài.

Nghiên cứu của Hart đã giúp giáo viên và cha mẹ nhận thức sâu sắc về thói hiếu chiến và những chấn động tâm lý và tình cảm mà nó có thể gây ra, từ đó tăng cường giám sát biểu hiện của hành vi này và giúp trẻ nhận ra tác hại của nó.

(Theo AP)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633942437707165947/The-gioi-dieu-ky/Con-gai-ich-ky-tu-luc-3-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận