Tài liệu: Cuộc đấu thương trên mình ngựa là gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Để luyện tập cho chiến tranh và chứng tỏ tài năng của mình, các kỵ sĩ thời Trung Cổ thường tham gia vào những cuộc đấu tượng trưng: đó là những cuộc đấu thương trên
Cuộc đấu thương trên mình ngựa là gì?

Nội dung

Cuộc đấu thương trên mình ngựa là gì?

Để luyện tập cho chiến tranh và chứng tỏ tài năng của mình, các kỵ sĩ thời Trung Cổ thường tham gia vào những cuộc đấu tượng trưng: đó là những cuộc đấu thương trên mình ngựa. Thường thì những cuộc đấu này được tổ chức nhân lễ đăng quang của nhà vua.

Các cuộc đấu được tổ chức trong một vùng đất được nào kín bởi những nào chắn và những người bảo vệ, đó là “trường đấu”. Các kỵ sĩ ngồi trên lưng ngựa, một người tìm cách làm ngã đối thủ bằng cây thương của mình. Thường thì cuộc đấu sẽ được tiếp tục dưới mặt đất với vũ khí là những thanh kiếm và chuỳ. Trên khán đài là những đám đông đứng reo hò cổ vũ cho người thắng cuộc. Các kỵ sĩ đôi khi chiến đấu hết sức dữ tợn, đôi khi tới mức họ làm bị thương hoặc giết chết ngay đối thủ của mình. Chính vì thế, để làm giảm bớt sự nguy hiểm, những quy định chặt chẽ đã được đưa ra: ví dụ như vũ khí phải được làm cùn đi.

Những cuộc đấu thương trên ngựa này đã bị bãi bỏ vào thế kỷ XVI, sau khi đức vua Henri II (Pháp) bị chết do những vết thương từ một trận đấu thương trên ngựa này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2528-26-633553610312187500/Qua-khu-nhan-loai/Cuoc-dau-thuong-tren-mi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận