Tài liệu: Cuộc thi Olimpic vật lý quốc tế

Tài liệu
Cuộc thi Olimpic vật lý quốc tế

Nội dung

                                     CUỘC THI OLIMPIC VẬT LÝ QUỐC TẾ 

Đây là cuộc thi do các nước Tiệp Khắc, Bungari, Ba Lan đề xướng. Vào năm 1967 cuộc thi tiến hành lần đầu ở Ba Lan, có 5 nước tham gia. Ngày nay cuộc thi đã trở thành cuộc thi quốc tế.

Cuộc thi được tiến hành do một tổ chức gồm các nước có tuyển thủ tham gia cử ra. Cuộc thi quy định:

Mục đích cuộc thi là tăng cường giao lưu quốc tế của các học sinh trung học ham thích môn vật lý. Thông qua cuộc thi sẽ thúc đẩy các hoạt động ngoại khoá của môn vật lý, tăng cường mối quan hệ bạn bè của tầng lớp thanh niên giữa các nước, cũng như mối quan hệ hợp tác tương trợ giữa nhân dân các nước. Đồng thời giúp các tuyển thủ tham gia cuộc thi phát triển năng lực sáng tạo trong vật lý học, khả năng vận dụng các tri thức vật lý học để giải quyết các vấn đề thực tế.

Cuộc thi Olimpic quốc tế mỗi năm tiến hành một lần. Các nước tham gia sẽ luân lưu chủ trì cuộc thi. Hội đồng tổ chức cuộc thi Olimpic quốc tế vật lý được thành lập từ đoàn trưởng các đoàn và một chủ tịch do nước chủ trì đề cử. Hội đồng thi có nhiệm vụ là bình tuyển công bằng hợp lý, giám đốc chương trình quy định cho cuộc thi, chấp hành quyết định các kết quả cuộc thi.

Mỗi nước tham gia sẽ cử 5 học sinh trung học hoặc học sinh trung cấp kỹ thuật tham gia cuộc thi. Các thí sinh phải ở độ tuổi tính đến ngày thi không quá 20 tuổi. Mỗi đoàn tham gia phải cử hai đoàn trưởng, làm thành viên của hội đồng thi quốc tế. Điều kiện các đoàn trưởng là phải có khả năng giải đáp được các đề thi, có khả năng tham gia chấm điểm các bài thi, phải thông thạo một ngôn ngữ được chọn cho cuộc thi quốc tế. Các ngôn ngữ đó là Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga. Các đoàn khi đến nước đăng cai, đoàn trưởng phải báo cáo cho nước đăng cai về tình hình học sinh tham gia cũng như các đoàn trưởng của đoàn.

Cuộc thi quốc tế được cử hành vào cuối tháng 6 hàng năm. Cuộc thi tiến hành trong hai ngày: Ngày thứ nhất làm ba đề thi về lý thuyết, còn trong ngày kia sẽ làm l-2 đề thí nghiệm giữa hai ngày thi có một ngày nghỉ. Các thí sinh khi làm bài có thể dùng thước tính, các máy tính số, các bảng hằng số vật lý, các dụng cụ vẽ nhưng không được sử dụng các bảng công thức toán và vật lý.

Các đề thi do các nước tham gia đưa ra, nước chủ nhà sẽ chọn đề. Đề được giữ bí mật trước khi thi. Nội dung đề thi bao gồm bốn phần trong chương trình vật lý phổ thông (cơ học, nhiệt học và vật lý học phân tử, quang hồ và vật lý học nguyên tử, từ học).  Đáp án tiêu chuẩn phải được giải bằng toán bậc trung học mà không phải bằng toán bậc cao đẳng, đại học. Nước đăng cai đề xuất tiêu chuẩn bình chọn và đề cử người bình tuyển. Mỗi đề thi được đánh giá theo thang điểm 10. Đoàn trưởng các đoàn trước tiên chấm bài thi, các thí sinh của đoàn mình, sau đó tham gia xem xét các bài khác, cuối cùng kết quả chấm điểm được quyết định thông qua hiệp thương.

Tiêu chuẩn bình chọn chia làm ba loại, những thí sinh đạt kết quả 100% hoặc đạt 90% thuộc loại 1, từ 78-90% đạt loại 2, từ 65 - 78% đạt loại 3 có cấp chứng chỉ phân loại. Những thí sinh đạt 50-65% được biểu dương, những người dưới 50% được cấp giấy chứng nhận có tham gia cuộc thi. Cuộc thi đánh giá theo số cá nhân được giải, không tính kết quả cho từng đoàn. Kết quả cuối cùng do hội đồng cuộc thi quốc tế công bố.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/528-02-633336773885591250/Cac-cuoc-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cua-hoc-sin...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận