Tài liệu: Dây chuyền sản xuất xe hơi

Tài liệu
Dây chuyền sản xuất xe hơi

Nội dung

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XE HƠI HÀNG LOẠT

Henry Ford ứng dụng dây chuyền lắp ráp vào việc chế tạo xe hơi

NGƯỜI CÓ TẦM NHÌN

Henry Ford nhìn vào tương lai, ở đó có phương pháp sản  xuất giúp cho mọi người tham gia trở nên giàu có. Cuối cùng, nhà máy của ông đã có thể cho vật liệu thô ở một đầu và đầu kia là những chiếc xe hoàn chỉnh.

 

TIN LIZZIE

Khoảng thời gian từ 1.908 đến 1.927, cứ hai chiếc xe hơi được sản xuất trên thế giới thì một chiếc là Model T. Với kết cấu chắc chắn và giá thấp, nó thật lý tưởng đối với nước Mỹ vẫn còn nhiều vùng thôn dã.

 

THÊM NHIỀU KIỂU XE

Dĩ nhiên là câu chuyện về Ford chưa kết thúc với sự ra đời của Model T. Về sau hãng Ford còn cho thiết kế nhiều kiểu xe khác như xe kiểu Ford Edsel (1958) có hình dáng đẹp, xe thể thao Ford Mustang (1964) và chiếc GT40 (1964) được thiết kế tại Anh để dùng cho những cuộc đua quan trọng.

Năm 1.891, khi kiểu xe đầu tiên được tạo ra, Henrry Ford là một kỹ sư trẻ làm việc tại Detroit, nước Mỹ gần với quê quán của ông. Phần đông dân chúng ở đây thời ấy sống nhờ vào nông nghiệp. Ford là một trong những người đã biến nước Mỹ thành một quốc gia công nghiệp.

Năm 1.896, Ford làm ra được chiếc xe hơi đầu tiên. Năm 1.903, ông thành lập công ty Ford Motor. Lúc ấy, những chiếc xe hơi được làm từng chiếc và rất đắt nên chúng chỉ dành cho những người giàu có. Ford biết rằng, ông có thể hạ giá thành nếu chỉ làm một kiểu xe và trong năm 1.908, xe hơi Model T của Ford được sản xuất với số lượng lớn.

Đơn đặt hàng dành cho “Tin Lizzie” tên thân mật của Model T, đã sớm vượt quá mức cung và Ford phải dời sang một nhà máy mới ngay sát Detroit. Ngay cả ở đây, công nhân vẫn phải bước từ xe này sang xe khác để làm từng chiếc một và dĩ nhiên khi di chuyển họ phải nghỉ tay.

Ford muốn tìm ra một phương pháp vừa nhanh vừa rẻ hơn. Trong ngành công nghiệp chế biến thịt ở Mỹ, công nhân chỉ đứng tại chỗ làm việc trong khi các nguyên liệu tự di chuyển từ từ ngang qua họ.

Năm 1.913, kinh nghiệm của Ford đối với “dây chuyền lắp ráp” giúp ông nảy ra ý tưởng làm từng bộ phận của chiếc xe Model T. Sản lượng của từng bộ phận tăng lên đến 300%, thế là ông quyết định làm toàn bộ xe theo dây chuyền sản xuất trên.

Lúc bấy giờ, thay vì phải đi quanh quẩn trong nhà máy, công nhân chỉ việc đứng tại chỗ suốt thời gian làm việc để ráp các bộ phận vào thân xe khi khung xe lướt ngang qua. Mỗi người chỉ lo một phần việc, tốc độ làm việc tùy thuộc vào tốc độ dây chuyền đang di chuyển. Tháng 4 năm 1.914, Ford tiết kiệm được thời gian lao động từ 12 công trong một giờ để làm được một chiếc xe xuống còn 1,5 công. Sau đó không lâu, mỗi 24 giây nhà máy cho ra một chiếc xe. Kiểu xe Model T trở thành kiểu xe bán chạy nhất với tổng doanh thu trên 15 triệu mỹ kim.

Thật ra, dây chuyền lắp ráp cũng tạo ra nhiều điều bất lợi, làm việc theo lối này dễ bị căng thẳng nên công nhân thường nghỉ việc. Ford giải quyết vấn đề này bằng cách tăng lương gấp đôi và giảm giờ làm việc. Điều này đã mang lại hiệu quả. Ford cũng hiểu công nhân không chỉ có mỗi việc làm xe, họ còn có cuộc sống riêng tư và gia đình nữa. Nhờ cách thức làm việc mới mà công nhân cũng có điều kiện và thích thú mua xe mà chính họ làm ra.

VIỆC SẢN XUẤT NGÀY NAY

Thân của những chiếc xe đầu tiên đoạt bắt ốc vào một bộ khung rời, nhưng thân xe ngày nay tự nâng đỡ không cần giàn nhờ vào lớp vỏ bằng thép. Qua nhiều năm lớp vỏ được những người thợ có kỹ năng hàn bằng tay. Nhưng hiện nay, những công việc nặng nhọc, lập đi lập lại, được robot đảm nhiệm như được thấy trong hình tại nhà máy của Ford ở Ontario, Canada.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/224-02-633441088087305000/Nhung-phat-minh-vi-dai-cho-Con-nguoi-1901-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận