Những ngôi nhà chọc trời ở Hồng Kông
Đất hẹp nhưng người quá đông, với mật độ trung bình 6.200 người/ km2 nên nhà ở ở Hồng Kông là vấn đề nan giải. Người Hồng Kông nói: chúng tôi ở trên mặt đất, ở dưới mặt đất và ở cả trên không. Bởi vậy từ máy bay hay từ bờ biển, chỉ nhìn thấy một rừng cao ốc đến choáng ngợp. Trung bình các tòa nhà cao 20 tầng và tòa nhà cao nhất là 88 tầng.
Đơn giá bán chung cư ở Hồng Kông không tính theo đơn vị mét vuông sàn, mà tính theo viên gạch. Diện tích viên gạch sàn cỡ 40 x 40cm có giá 300 - 500 USD/ viên, tùy vị trí tọa lạc và đẳng cấp chung cư. Như vậy, có thể nhẩm tính một căn hộ chung cư khoảng 22 - 50m2 có giá khoảng 100.000 USD.
Diện tích nhà ở bình quân ở Hồng Kông chỉ 5 - 7m2/ người và 1/ 3 dân Hồng Kông phải ở nhà thuê của nhà nước. Những ngôi biệt thự hiếm hoi trên những triền núi nhìn ra biển của diễn viên Thành Long hoặc của tỉ phú Lý Gia Thành trị giá hàng chục triệu USD.
Trong số 33 công trình kiến trúc cao nhất thế giới hiện nay, có tới 4 công trình là thuộc Hồng Kông, đó là tháp Tài chính Quốc tế, Central Plaza, tháp Ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông, The Center (Tòa nhà Trung tâm) của Hồng Kông. Những tòa nhà này là biểu tượng sức mạnh của Hồng Kông, là điểm tham quan du lịch mà du khách không nên bỏ qua.
Xếp
hạng
Tên và vị trí
Năm hoàn thành
Chiều cao đến
điểm cao nhất
Số tầng
m
ft
1
Tháp Đài Bắc 101, Đài Bắc, Đài Loan
2004
508
1.668
101
2
Tháp đôi Petronas - Tháp I, Kuala Lumpur, Malaysia
1998
452
1.483
88
3
Tháp đôi Petronas - Tháp II Kuala Lumpur, Malaysia
1.183
4
Tháp Sears, Chicago, Illinois, Mỹ
1974
442
1.451
108
5
Tháp Jin Mao, Thượng Hải, Trung Quốc
421
1.380
6
Tháp Tài chính Quốc tế, Hồng Kông, Trung Quốc
2003
420
1.337
7
CITIC Plaza, Quảng Châu, Trung Quốc
1997
391
1.283
80
8
Shun Hing Square, Sàn Đầu, Trung Quốc
1996
384
1.260
69
9
Tòa nhà Đế chế New York, Mỹ
1931
381
1.250
102
10
Central Plaza Hồng Kông, Trung Quốc
1992
374
1.227
78
11
Tháp Ngân hàng Trung Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc
1989
368
1.209
72
12
Tháp văn phòng Vương quốc, Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
1999
355
1.165
55
13
Tháp T & C, Cao Hùng, Đài Loan
347
1.140
85
14
Trung tâm Aon, Chicago, Illinois, Mỹ
1973
346
1.136
15
The Central, Hồng Kông, Trung Quốc
1.135
73
16
Trung tâm John Hancock, Chicago, Illinois, Mỹ
1967
344
1.127
100
17
Khách sạn Ryugyong, Bình Nhưỡng, Triều Tiên
1995
330
1.083
105
18
Khách sạn Burj al Arab, Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
321
1.053
60
19
Tòa nhà Chrysler, New York, Mỹ
1930
319
1.046
77
20
Ngân hàng Bank of America, Atlanta, Georgia, Mỹ
1993
312
1.023
21
Tháp Ngân hàng Mỹ, Los Angeles (California), Mỹ
1990
310
1.018
75
22
Trụ sở Telekom Malaysia, Kula Lumpur, Malaysia
1.017
23
Tháp khách sạn các Tiểu vương Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
2000
309
1.014
56
24
Trung tâm AT&T Corporate, Chicago, Illinois, Mỹ
307
1.007
25
First Canadian Place, Toronto, (Ontario), Canada
1975
298
978
Kể từ cuối thập niên 1980, Hồng Kông đóng góp một số công trình nhà chọc trời nổi tiếng bao gồm Nhà băng Trung Quốc và Trung tâm Tài chính Quốc tế. Bộ ba Chicago, Hồng Kông và New York được xem là ba ông lớn về nhà cao tầng trên thế giới.
Trước sư khan hiếm về đất đai xây dựng cũng như tỉ lệ hoàn vốn và lợi nhuận trên diện tích sàn cao, nhà chọc trời trở thành một xu hướng phát triển chung của loài người. Mặt khác, nhà cao tầng cũng được xem như biểu tượng của sức mạnh kinh tế.