Tài liệu: Hợp tác Nam - Nam, Đối thoại Nam - Bắc

Tài liệu
Hợp tác Nam - Nam, Đối thoại Nam - Bắc

Nội dung

HỢP TÁC NAM – NAM, ĐỐI THOẠI NAM – BẮC

Hợp tác Nam - Nam, thuật ngữ chỉ sự hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển, hay cũng, có thể nói đó là sự giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác đoàn kết, chung sức phấn đấu của các nước đang phát triển trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi vì mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, sự phồn vinh phú cường của các dân tộc và để xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới. Do vị trí địa lý của các  nước đang phát triển phần lớn đều ở nam bán cầu, các nước phát triển phần lớn  đều ở bắc bán cầu, cho nên quốc tế thường dùng từ ''phương Nam'' thay thế cho các nước đang phát triển và từ ''phương Bắc'' để chỉ các nước phát triển.

Sự hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển gọi là ''hợp tác Nam -  Nam''.

Đầu những năm 60, đông đảo các nước trong thế giới thứ ba sau khi giành được độc lập về chính trị đều có chung một yêu cầu bức thiết là phát triển kinh tế. Song do sự bắt bình đẳng của trật tự kinh tế thế giới cũ, sự khống chế của các nước phát triển đối với mạch máu kinh tế của các nước đang phát triển, nền kinh tế của các nước đang phát triển bị kìm hãm nghiêm trọng. Để thay đổi tình trạng đó, khối các nước không liên kết đã kêu gọi các nước đang phát triển phải hợp tác kinh tế với nhau. Hội nghị các vị đứng đầu các nước không liên kết và hội nghị của ''Nhóm 77 nước'' được triệu tập sau này, đã thông qua một loạt văn kiện liên quan đến vấn đề hợp tác kinh tế, từng bước xác lập cương lĩnh hành động của sự hợp tác Nam - Nam với những nội dung chủ yếu: trên nguyên tắc tự lực cánh sinh tập thể, giữa các nước đang phát triển cần có sự hợp tác kinh tế chặt chẽ, hữu hiệu; tăng cường độc lập chính trị và kinh tế và sức mạnh kinh tế tập thể, thực hiện mục tiêu thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới. Đối thoại Nam - Bắc chỉ những cuộc đàm phán hoặc hiệp thương về mối quan hệ kinh tế giữa các  nước đang phát triển mà phần lớn ở Nam bán cầu với các nước phát triển mà phần lớn ở Bắc bán cầu. Cuộc đối thoại Nam Bắc có tính chất toàn cầu lần thứ  nhất được tiến hành tháng 12 - 1975 tại Paris. Tham gia đối thoại có 19 nước đang phát triển và 8 tập đoàn và các nước công nghiệp. Hội nghị lần này không đi tới một kết quả thiết thực nào. Tháng 10 - 1981, nhờ nỗ lực của các bên, một  cuộc đối thoại Nam - Bắc ở cấp cao nhất đã được tổ chức tại Mexico. Tham dự hội nghị lần này có các vị đứng đầu chính phủ của 8 nước phát triển trong đó có Mỹ và 14 nước đang phát triển bao gồm cả Trung Quốc. Các vấn đề về an toàn lương thực, phát triển nông nghiệp, hàng hoá, mậu dịch, công nghiệp hoá, tiền tệ v. v. đã được đưa ra trao đổi ở hội nghị. Do nhiều nguyên nhân, một cuộc đối thoại Nam - Bắc thực sự có tính toàn cầu đến nay vẫn chưa tổ chức được. Đối thoại Nam - Bắc phù hợp với lợi ích chung của các nước phát triển và các nước đang phát triển, cho nên nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực vi mục đích tốt đẹp của nó.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/828-02-633369403691875000/Thuong-thuc-ngoai-giao/Hop-tac-Nam---Nam-D...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận