Mục đích của việc cắt, khử sừng dê là để tránh cho dê đánh húc nhau hoặc sừng quặp vào đầu, cổ gây tổn thương.
Nên khử sừng dê con khi sừng mới nhú lên, lúc dê còn còn đang theo mẹ (dưới 3 tháng tuổi). Bởi vì khử sừng lúc này sẽ ít tổn hại đến sức khỏe dê và ít gây viêm nhiễm hoặc biến chứng.
Cách tiến hành như sau : cắt lông, vệ sinh vùng sừng mọc, dùng cục sắt đặc, dài 5 – 7cm, đường kính 3 – 4cm, cán gỗ; nung nóng trên bếp rồi áp nhanh vào gốc sừng.
Những dê có sừng quá dài hoặc có nguy cơ đâm vào đầu, cổ hay mắt thì nên cắt bỏ bớt sừng. Cách tiến hành như sau : vệ sinh sạch sẽ và sát trùng vùng cắt; phong bế gốc sừng bằng Novocain với liều 30 – 50ml. Tiếp theo, dùng cưa sắc cắt nhanh quanh phần sừng quá dài. Áp nhanh dao nung đỏ vào vùng sừng vừa cắt. Cuối cùng, dùng bông gạc buộc chặt vết cắt và tiến hành theo dõi cho đến khi khỏi hẳn.
Dụng cụ khử sừng và vị trí sừng dê con
Cách khử sừng dê
Nên thiến những dê dực non không sử dụng làm giống lúc đạt 3 tuần tuổi. Những con dê đực giống hết thời gian sử dụng, trước khi đưa vào nuôi vỗ béo cũng nên thiến để tăng hiệu quả chăn nuôi và chất lượng thịt. Cách thiến như sau :
Móng chân dê thường phát triển nhanh, nhất là trong điều kiện nuôi nhốt hoặc ít được chăn thả. Khi móng chân dê quá dài làm cho chúng đi lại khó khăn, dễ gãy, xước hoặc bị kẹp đá, sỏi, gây tổn thương, làm thối móng và có thể dẫn đến què. Do vậy cần thường xuyên kiểm tra chân móng dê và tiến hành cắt gọt.
Cách cắt móng chân dê
Cách tiến hành như sau : dùng dao hoặc kéo sắc cắt móng chân, chú ý cắt bỏ hết phần móng thừa, bẩn và bị bệnh, có thể cắt sâu khi tổ chức móng bị hỏng. Trường hợp chảy máu, dùng cồn I ốt 5% sát trùng rồi băng bó vết thương.
Dê có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng, nhiệt thán… Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thương gây tỷ lệ chết cao.
Đề phòng các bệnh này chỉ nên mua dê giống ở những vùng an toàn dịch. Khi mua cần kiểm tra sức khỏe, loại bỏ những con ốm, đau, có khuyết tật. Dê mới mua về phải cách ly và theo dõi cẩn thận trong vòng 30 – 40 ngày.
Hàng ngày phải theo dõi tình trạng sức khỏe đàn dê để phát hiện những con ốm yếu, bệnh tật và điều trị kịp thời.
Tiêm vacxin là biện pháp phòng các bệnh này hiệu quả nhất. Phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định tiêm vacxin của các cơ quan thú y, mỗi năm tiêm 2 lần cách nhau 6 tháng.
Dê có thể mắc các bệnh nội ký sinh (giun đũ, sán lá gan..) và các bệnh ngoại ký sinh (ghẻ, ve, rận…).
Để phòng các bệnh này, cần tuân thủ các biện pháp sau đây
Điều trị:
Bệnh viêm phổi ở dê thường xuất hiện vào những thời kỳ chuyển mùa từ thu sang đông hoặc vào đầu mùa xuân. Các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ thấp, gió mùa, chuồng trại ẩm ướt, chật chội, mất vệ sinh, dê dính mưa…làm tăng tỷ lệ dê mắc bệnh.
Dê bị bệnh có biểu hiện sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ, có thể chảy nước dãi, nước mũi, họ và khó thở. Trường hợp bệnh nặng và không điều trị kịp thời dê dễ bị chết. Bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính, dê ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục lại.
Phòng bệnh
Điều trị nhiễm khuẩn : sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục.
- Trợ sức và hộ lý
Hội chứng tiêu chảy rất thường gặp ở dê non. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus. Nhưng nhiều khi do giun đũa hoặc cầu trùng.
Bệnh thường phát vào những ngày quá nóng, quá lạnh hoặc mưa nhiều ẩm ướt. Tỷ lệ mắc bệnh cao khi nhốt dê trong điều kiện chật chội, vệ sinh kém; thức ăn kém chất lượng, bị bẩn, bị ướt, thối mốc.
Dê bệnh bị tiêu chảy với các mức độ khác nhau, có khi phân rất loãng, mùi hôi thối,hậu môn dính bê bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, tai lạnh, mắt nhợt nhạt
Phòng bệnh:
Điều trị
Trước khi tiến hành điều trị bệnh, cần xem xét nguồn gốc thức ăn, nước uống: thức ăn ôi, mốc, sữa để lạnh, dụng cụ chứa sữa không hợp vệ sinh, nước uống bẩn…để loại trừ nguyên nhân.
Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng sinh hơi quá mức trong dạ cỏ, làm căng bụng phía bên trái. Dê khó chịu, kêu la, không nhại lại, sùi bọt mép. Trườn hợp chướng hơi nặng, không cấp cứu kịp thời dê sẽ bị chết.
Phòng bệnh :
Điều trị :
Nếu dê bị chướng hơi cấp tính, phải can thiệp ngay bằng cách chọc troca vào lõm hông trái để cho hơi thoát ra.