Như chúng ta đã thấy tác hại của việc thiếu quyền sở hữu có thể dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên môi trường trong nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân tiếp theo cần xem xét tại sao các thị trường tư nhân không phân bổ hiệu quả nguồn tài nguyên môi trường, nguyên nhân cơ bản là nguồn tài nguyên môi trường có đặc tính không loại trừ.
Các nhà kinh tế học đã xây dựng lý thuyết về hàng hoá công cộng và hệ quả của nó để phân tích các vấn đề có liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế mà nó tạo ra lợi ích và/hoặc chi phí bên ngoài và thể hiện tính chất không loại trừ.
Để hiểu rõ bản chất của vấn đề, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa hàng hoá cá nhân và hàng hoá công cộng.
Phân tích kinh tế hàng hoá công cộng và hệ quả của nó
Chúng ta xem xét 2 ví dụ: đa dạng sinh học (bảo quản môi trường sống) được coi là hàng hoá công cộng trong sạch và ô nhiễm được coi là hệ quả của hàng hoá công cộng.
Ví dụ: đa dạng sinh học được coi là hàng hoá công cộng trong sạch.
Đa dạng sinh học bao gồm một số biến đổi di truyền học giữa các cá thể trong một loài đơn và một số loài trong cộng đồng sinh vật.
Tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng?
- Đa dạng sinh học làm thúc đẩy sự bền vững sinh thái - đa dạng hơn trong hệ thống, khả năng chịu đựng những cú sốc và căng thẳng cao hơn. Số loài trong đa dạng sinh học vô cùng quan trọng – những loài đó đóng góp vào sự cân bằng và ổn định đối với các cộng đồng sinh học của chúng bằng cách cung cấp nguồn thực phẩm hay kiềm chế gia tăng số lượng của các loài. Đa dạng sinh học không chỉ thúc đẩy phát triển hệ sinh thái, mà còn thúc đẩy tất cả các dịch vụ khác bắt nguồn từ hệ sinh thái: sản xuất ô xy, hút các bon đi ô xít, tái tạo chất dinh dưỡng, cung cấp môi trường sống v.v…
- Đa dạng sinh học là một nguồn hàng hoá kinh tế rất quan trọng. Sự phong phú đa dạng của các loài đã cung cấp nguồn thức ăn mới, năng lượng, các chất hoá học công nghiệp, nguyên liệu thô và thuốc men. Các loài cây cỏ và động vật có thể cung cấp hàng hoá trực tiếp (hoa quả, củ, hạt v.v…) Một số các phương pháp chữa bệnh ung thư hứa hẹn nhất có liên quan đến các chất hoá học được tìm thấy trong thực vật; một thứ thuốc rất quan trọng chữa bệnh bạch cầu cho trẻ em được tìm thấy trong loại cây dừa cạn màu hồng có trong rừng mưa nhiệt đới của Madagascar, trong khi đó cây thủy tùng được tìm thấy ở rừng già vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ có chứa chất hoá học từng được sử dụng làm tiêu khối u. Các loài động vật cũng có thể cung cấp nguồn chữa bệnh tiềm năng, tuy nhiên nó được sử dụng ít hơn so với thực vật; ví dụ, chất enzim trong da con ếch châu Phi có thể cung cấp chất chữa bỏng.
- Đa dạng sinh học còn là một nguồn đa dạng thông tin về nguồn zen có thể sử dụng trong việc cải tạo mùa màng và tạo ra các loại vật nuôi mới – nó tạo ra các cơ hội lai giống và phát triển các giống cao hơn. Ví dụ, các đặc điểm mới như sương giá hay sự kháng cự lại bệnh tật có thể được chuyển giao từ thực vật hoang dã vào thực vật trồng trong vườn nhà bằng cách lai giống (chuyển giao giống) hay thông qua lai tạo gien.
- Bản thân đa dạng sinh học cũng có vai trò quan trọng trong tính phong phú của nó, con người sử dụng được rất nhiều thứ từ hệ sinh thái đa dạng hơn là từ một hệ sinh thái kém đa dạng.
Có một thực tế đáng được xem xét là đa dạng sinh học ngày càng giảm. Người ta ước tính rằng trong số 5-10 triệu loài hiện đang tồn tại, có khoảng ít nhất 12% loài chim và 15% loài thực vật sẽ bị tuyệt chủng.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự giảm sút đa dạng sinh học? Có rất nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là do thiên nhiên và con người. Tuyệt chủng tự nhiên xảy ra khi môi trường biến đổi, và các loài đang tồn tại bị đặt vào trong môi trường không thuận lợi và được thay thế bởi các loài đang tồn tại có khả năng thích nghi với điều kiện mới hơn. Sự tuyệt chủng tự nhiên thường xuyên xảy ra, thường ở mức tương đối chậm. Những con số thống kê sau đây giúp chúng ta có được tỷ lệ tuyệt chủng nhanh hiện nay và những nguyên nhân cơ bản để chúng ta có một bức tranh toàn cảnh.
Bảng 2.5: Dự đoán tốc độ tuyệt chủng của loài động vật có vú
Khoảng thời gian | Tuyệt chủng mỗi thế kỷ | Phần trăm loài vật nuôi hiện nay bị mất | Nguyên nhân cơ bản |
Pleitoxen (3.5 triệu năm) | 0.01 | | Tuyệt chủng tự nhiên |
Late pleistocene(100,000 năm) | 0.08 | 0.002 | Thay đổi khí hậu, săn bắn thời kỳ đồ đá mới |
1600-1980 AD | 17 | 0.4 | Sự mở rộng châu Âu, săn bắn và thương mại |
1980-2000 | 145 | 3.5 | Sự phá vỡ môi trường sống |
Nguyên nhân do con người bao gồm sự khai thác các loài quá mức, làm mất đi môi trường sống, và sự cạnh tranh từ các loài nhập cư. Tất cả những nguyên nhân này xuất phát từ thất bại thị trường, nơi con người có những quyết định kinh tế không tính đến các chi phí hay lợi ích xã hội với các hành động của họ.
Chúng ta đã nói đến vấn đề khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên có thể phục hồi. Tuy nhiên vấn đề phá vỡ môi trường sinh sống của chúng là một vấn đề hết sức bức xúc hiện nay. Có rất nhiều loài đã được tìm thấy chỉ ở một số môi trường sống nhất định và nếu môi trường sống này bị phá vỡ do sự chuyển biến thành việc sử dụng đất cho mục đích khác, hay bị ô nhiễm thì các loài sẽ bị tuyệt chủng. Đây là một vấn đề hết sức quan tọng có liên quan đến sự phá rừng ồ ạt ở các rừng nhiệt đới, rừng nhiệt đới chiếm đến 3/4 trong tổng số các loài sống trên trái đất. Một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng có liên quan đến việc làm mất đi môi trường sống là sự mất dần rừng ôn đới, phá vỡ đá ngầm san hô, làm mất đi những khu vực đầm lầy và ô nhiễm một số môi trường sống của các loài sống ở môi trường nước.
Chúng ta có thể sử dụng những công cụ phân tích kinh tế để trả lời các câu hỏi sau:
- Mức độ lợi ích xã hội của đa dạng sinh học là gì? (gìn giữ môi trường sống)? (Mức độ đa dạng làm tối đa hiệu quả xã hội thu được từ sự đa dạng đó).
- Liệu lợi ích xã hội của hàng hoá công cộng sẽ được cung cấp trong kinh tế tư nhân như thế nào?
- Đâu là cơ chế có thể coi là thích hợp? Thuế, phí hay trợ cấp?
Giả sử chúng ta có hai cá nhân, cá nhân A và cá nhân B, với các đường giá trị cận biên cá nhân sau cho nhu cầu đa dạng sinh học
Rõ ràng là cá nhân B có nhu cầu đa dạng sinh học cao hơn cá nhân A.
Chúng ta giả sử rằng chi phí cận biên của đa dạng sinh học là không đổi (ví dụ: chi phí mua một ha rừng nhiệt đới)
Để có thể xác định phân bổ lợi ích xã hội của đa dạng sinh học chúng ta phải tối đa hoá lợi ích xã hội ròng có được từ đa dạng sinh học. Chúng ta biết rằng quy tắc: Q*: MBS = MC sẽ mang lại sự phân bổ hiệu quả xã hội.
Nhiệm vụ của chúng ta trước tiên là xây dựng hàm lợi ích xã hội cận biên. Chúng ta có thể xây dựng đường lợi ích xã hội cận biên từ các đường lợi ích cận biên cá nhân. Minh hoạ Q* trên đồ thị.
Đâu là lợi ích thực xã hội cận biên, NB (Q*) = TB-TC? Chúng ta có thể nhận thấy rằng khu vực nằm dưới đường lợi ích xã hội cận biên đến phía bên trái sẽ đo được từ đa dạng sinh học – khu vực OabQ*. Tương tự, khu vực nằm dưới đường chi phí cận biên tính đến phía trái sẽ là tổng chi phí cho xã hội – khu vực OcbQ*. Lợi nhuận ròng sẽ là OabQ* - OcbQ* = abc.
Ví dụ về sự phân bổ hiệu quả đa dạng sinh học:
MBA = 80 – Q là hàm lợi ích cận biên cá nhân của cá nhân A thu được từ đa dạng sinh học.
MBB = 100 – Q là hàm lợi ích cận biên của cá nhân B
MC = 70 là chi phí cận biên để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đa dạng sinh học (mua một mẫu rừng nhiệt đới ở Brazil)
Bước 1: Xây dựng hàm lợi ích xã hội cận biên từ các hàm lợi ích cận biên cá nhân.
MBS = MBa + MBb
MBb = 80 – Q + 100 – Q = 180 – 2Q
Bước 2: Tìm phân bổ hiệu quả xã hội bằng cách cân bằng MBS và MC.
Q*: MBS=MC
180 – 2Q=70
2Q = 110
Q* = 55.
Đóng góp tình nguyện và người ăn không (free rider)
Liệu trong kinh tế tư nhân mức độ hiệu quả xã hội có tồn tại bởi cung cấp đa dạng sinh học hay không?
Giả sử rằng trong việc xem xét đa dạng sinh học một nhóm chúng ta quyết định thu thập để cung cấp một số phương tiện nhằm ngăn ngừa một số loài nguy hiểm (ví dụ, mua một số mẫu rừng nhiệt đới của Chính phủ Brazil để bảo vệ). Dựa trên giá trị thu thập đa dạng sinh học; đơn vị Q* đa dạng sinh học có thể sẽ được ngăn ngừa để có thể tối đa hoá lợi ích xã hội có được.
Câu hỏi của chúng ta đặt ra như sau: Liệu một cá nhân có doanh thu từ các lợi ích có đủ để trả cho mức độ hiệu quả xã hội của đa dạng sinh học hay không?
Chúng ta hãy bắt đầu với cá nhân A. A nhìn vào hộp thu nhập và nhìn thấy cái hộp đó trống rỗng.
A sẽ chọn mức đóng góp sao cho tối đa hoá lợi ích cá nhân ròng thu được từ đa dạng sinh học.
Vậy thì A sẽ sẵn sàng đóng góp hay trả là bao nhiêu? Đường lợi ích cá nhân cận biên của A cho chúng ta biết sự sẵn sàng đóng góp của anh ta cho các mức độ đa dạng sinh học khác nhau. Mức đóng góp tối ưu của cá nhân A sẽ là số tiền mua số đơn vị Qa đa dạng sinh học. Nói cách khác, cá nhân A sẽ mua:
Hình 2.36: Khả năng có thể đóng góp của A và B đối với đa dạng sinh học
Chúng ta nhận thấy rằng cá nhân A không cần nhận thấy rằng cá nhân B sẽ cũng được hưởng lợi từ những đóng góp của mình, cá nhân A chỉ xem xét lợi ích cá nhân của anh ta/chị ta và không cần xem xét lợi ích bên ngoài có đưọc cho những người khác từ những đóng góp của anh ta ban cho.
Vậy thì A sẽ đóng góp là bao nhiêu? Nếu A đóng góp giá trị cá nhân đúng bằng hàng hoá công cộng thì sự đóng góp của A sẽ bằng khu vực nằm dưới MC cho đến phía bên trái của Qa: tứ giác 0abQA.
Sau đây chúng ta xét đến cá nhân B. Liệu B sẽ đóng góp là bao nhiêu? B cũng sẽ đóng góp chừng nào mà lợi ích cá nhân ròng của anh ta là tối đa. Một lần nữa chúng ta thấy sự thiện chí trả tiền của B tính được bằng cách tính tổng tổng lợi ích cận biên của B với chi phí cận biên của đa dạng sinh học.
QB: MBB = MC
Để tối đa hoá lợi ích ròng cá nhân B nên có thiện chí trả bằng diện tích 0acQB. Thêm vào nữa ta thấy B không tiếp nhận ngoại ứng tích cực do sự đóng góp của B mang lại cho cá nhân A.
Nhưng liệu B có thực sự đóng phần 0acQB không? Khi B nhìn vào thu nhập và anh ta nhìn thấy A đã đóng phần 0abQA để trả cho việc mua những đơn vị A đa dạng sinh học rồi. Nên nhớ rằng B không thể không được hưởng lợi thu được từ việc mua của A. Liệu B sẽ đóng bao nhiêu? Anh ta sẽ đóng là 0acQB – 0abQA = QAbcQB
Nhưng cái gì xảy ra nếu A phỏng đoán rằng B sẽ muốn đóng góp một quỹ đủ để đảm bảo rằng QB sẽ được cung cấp. Nếu A thấy trước được rằng B rất muốn có số đơn vị QB đa dạng sinh học thì A sẽ không có thiện chí đóng góp phần 0abQA cho lắm. Quả thật là nếu A không đóng gó 7a07 ;p một tý nào thì B sẽ đóng góp 0acQB và A sẽ hoàn toàn có thể ăn không trên phần đóng góp của B bởi vì anh ta hay cô ta không thể không được hưởng lợi từ sự đóng góp của B.
Làm thế nào để có thể dựng được đường này? Các cá nhân sẽ chọn mức đóng góp tối ưu nhất, có nghĩa là họ sẽ chọn mức đóng góp sao cho tối đa hoá lợi ích ròng cá nhân của họ, cho rằng những người khác cũng sẽ hành động như cách thức họ đã làm.
Cá nhân A sẽ cung cấp: | Cá nhân B sẽ cung cấp |
QA: MBa = MC | QB: MBb = MC |
80 – (QA + QB) = 70 | 100 - (QA + QB) = 70 |
QA(QB) = 10-QB | QB(QA) = 10-QA |
Thể hiện bằng đồ thị
Ở đây QA(QB) là mức cá nhân A tự nguyện đóng góp, có nghĩa đó là mức tốt nhất đối với A hay nói cách khác là sự đóng góp làm tối đa hoá lợi ích ròng cá nhân đối với sự đóng góp của cá nhân B. Sự cân bằng đóng góp một cách tự nguyện (sự cân bằng làm tối đa hoá lợi ích ròng của mỗi cá nhân) được chỉ ra ở chỗ cắt nhau của 2 cá nhân: cá nhân A sẽ trả 0 đơn vị và cá nhân B sẽ trả số đơn vị QB = 30 đơn vị đa dạng sinh học. Như vậy, cá nhân B sẽ đóng góp 0acQB hay 30 x70$ = $2100 và cá nhân A sẽ đóng góp 0.
Vậy điều gì sẽ xảy ra ở đây? Để có thể mua Q*, mức độ đa dạng sinh học có khả năng làm tối đa hoá phúc lợi xã hội, thì 0adQ* = 55*$70 = $3850 cần phải được thu thập từ mỗi cá nhân trong xã hội. Nhưng sự đóng góp của mỗi cá nhân chỉ được $2100 không đủ số tiền có thể mua Q*. Bởi vậy, số tiền thu được từ mỗi cá nhân là không đủ để cung cấp một mức đa dạng sinh học có hiệu quả cho xã hội.
Vấn đề người ăn không.
Sự không có hiệu quả tất yếu xảy ra bởi vì các cá nhân không chịu tiếp nhận những ngoại ứng tích cực, sự đóng góp của họ còn được bán cho người khác nữa khi họ có những quyết định cá nhân và bởi vì các cá nhân khác có thể ăn không đối với sự cung cấp một hàng hoá công cộng… Các cá nhân chỉ cân nhắc lợi ích ròng của họ, bỏ qua những lợi ích bên ngoài mà những người khác có được từ những đóng góp của họ – những lợi ích bên ngoài không được nhắc đến trong những quyết định cá nhân. Thêm vào đó, như đã chỉ ra trong ví dụ, các nhân A còn có thể tự do khai thác trên những đóng góp của cá nhân B. Tự do hành động xảy ra là nhờ tính không chuyên hữu và phi cạnh tranh của hàng hoá công cộng.
Cá nhân A có thể thu được tất cả lợi ích từ việc đa dạng của B. Bởi vì cá nhân A không thể bị loại trừ ra khỏi quá trình hưởng thụ những lợi ích từ những đóng góp của B, và sự khích lệ anh ta/cô ta đóng góp bị giảm bớt. Các cá nhân hành động như là những người lái xe tự do, báo cáo không đúng sự thật về giá trị hàng hoá sao cho họ có thể hưởng lợi mà không phải trả tiền cho nó. Và kết quả là sự đóng góp của xã hội sẽ không đủ để cung cấp hàng hoá công cộng theo ý muốn – nó sẽ là dưới mức cung.
Sự hiện diện của “ăn không” không thể có trong nên kinh tế tư nhân để cung cấp hàng hoá công cộng một cách hiệu quả. Sự cân bằng cá nhân là sự không hiệu quả về mặt xã hội bởi vì đánh giá cá nhân đối với hàng hoá công cộng khác với đánh giá của xã hội.
Những kết quả chính:
- Khả năng cung cấp hàng hoá công cộng của tư nhân rất thấp: Qp
*
- Việc cung cấp hàng hoá công cộng không đủ trong nền kinh tế tư nhân dẫn đến sự thiệt hại cho xã hội
- Chừng nào mà lợi ích còn nằm bên ngoài, kinh tế tư nhân không thể mang lại một chút khuyến khích nào cho mỗi cá nhân tiếp thu những lợi ích cho những người khác – vấn đề tự do khai thác.
- Cơ chế đúng đắn: Sự đánh thuế Lindahl
Lindahl, là tên gọi của Nhà kinh tế học người Na uy Erik Lindahl, ông đã đưa ra nguyên lý cân bằng, gọi là nguyên lý cân bằng Lindahl. Nguyên lý này cho rằng nếu mỗi người trả theo thiện ý cá nhân muốn trả của họ, thì không những lượng vừa đủ hàng hoá hữu ích công cộng được cung cấp mà ngân quỹ cũng sẽ được cân bằng, nghĩa là lượng thu về sẽ cân bằng với lượng cần thiết phải cung cấp.
Sự đánh thuế Lindahl có thể được sử dụng để tài trợ cho mức độ sử dụng hiệu quả các hàng hoá công cộng của xã hội. Trong cơ cấu đánh thuế Lindahl mỗi cá nhân sẽ bị đánh thuế sản phẩm của WTP thực sự của họ cho việc tiêu dùng một mức độ hàng hoá công cộng tuỳ ý của xã hội:
Thuế Lindahl = MBi (Q*) x Q*
Chúng ta tính được thuế Lindahl cho mỗi cá nhân A như sau:
Thuế Lindahl = MBA(Q*)xQ* = PA x Q*
Ở đây PA là điểm mà cá nhân A thực sự bằng lòng chi trả hay đó là giá trị của Q* đơn vị đa dạng sinh học.
Trong nền kinh tế mà mỗi cá nhân có sự định giá hàng hoá công cộng khác nhau, sự đánh thuế Lindahl sẽ dẫn đến các mức thuế khác nhau cho mỗi cá nhân. Rõ ràng là thuế Lindahl mà cá nhân B phải trả là PB x Q*.
Vấn đề chính: các nhà lập kế hoạch xã hội phải suy luận ra được sự Bằng lòng chi trả thực từ đó mỗi cá nhân mới được khuyến khích báo cáo đúng sự thật giá trị thực bởi vì họ có thể được hưởng lợi từ việc trả tiền của những người khá. Vấn đề cần xem xét là khám phá trung thực sở thích của mỗi cá nhân cũng như vấn đề ăn không.
Một số vấn đề khác có liên quan đến thuế Lindahl là sự công bằng và sự cưỡng bức – chúng ta có nên bắt mỗi cá nhân trong xã hội phải trả các mức khác nhau cho cùng một loại hàng hoá không? Chúng ta có thể bắt buộc được loại hình thuế này hay không, đây là vấn đề rất phức tạp phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để đưa ra quyết định.
Ví dụ 2: Ô nhiễm được coi như là hệ quả của hàng hoá công cộng.
Có phải là các phân tích về hàng hoá công cộng đều tương tự như nhau không? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta hãy xem xét dòng nước tạo nên các nhánh sông để làm nơi chứa chất thải có thể được coi như là một thứ hàng hoá công cộng. Tiếp theo, chúng ta có thể nghĩ đến nhánh sông bị chứa đầy chất thải đổ vào như là hệ quả của hàng hoá công cộng: nhánh sông là phi cạnh tranh và vì thế nên không ai bị loại trừ ra khỏi việc sử dụng dòng nước đó.
Sự khác biệt rất quan trọng giữa các ví dụ về ô nhiễm và đa dạng sinh học đó là sự ô nhiễm do hoạt động sản xuất tạo ra những ngoại ứng tiêu cực đối với những người sử dụng nước dòng sông đó.
Chi phí cận biên ngoại ứng phải chi ra cho nhà nghỉ khách sạn được coi như là kết quả của việc sản xuất gây ra thiệt hại cho kinh doanh khách sạn MCeh
Mặt khác, giả sử rằng có một ngư dân đánh cá cuối dòng sông. Nhánh sông sẽ làm giảm mức độ ô xi bị phân huỷ trên sông, do vậy làm giảm mức độ cá đánh bắt. Bởi vậy, việc sản xuất tạo ra những ngoại ứng tiêu cực lên việc đánh cá.
Chi phí cận biên ngoại ứng gây ra cho việc đánh bắt cá được chỉ ra là MCef.
Câu hỏi đặt ra là phân bổ hiệu quả xã hội là gì?
Trước tiên, chúng ta phải dựng đường tổng cung nằm dọc (tập hợp các chi phí sản xuất cá nhân cận biên) và các đường chi phí cận biên ngoại ứng để có được đường chi phí xã hội cận biên.
MCS = MCP + MCeh + MCef
Nên nhớ rằng chúng ta tổng hợp lại được đường lợi ích cá nhân cận biên hay đường cung chi phí một ai đó chuẩn bị tiêu dùng hay bị ảnh hưởng bởi một mức độ như thế của hàng hoá công cộng hay hệ quả của nó. Đường tổng thẳng đứng là cần thiết bởi vì không một ai trong số những người sử dụng con sông có thể bị loại trừ ra khỏi quá trình ô nhiễm của con sông do nhà máy sản xuất gây ra. Để xác định được mức thiệt hại hay chi phí phải bỏ ra cho tất cả những ai sử dụng dòng sông bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm của con sông, chúng ta phải tính được đường chi phí xã hội cận biên bằng chi phí cá nhân của việc sản xuất và các chi phí ngoại ứng mà việc sản xuất tạo ra cho mỗi người sử dụng sông.
Sự cung cấp hiệu quả cho xã hội là hệ quả của hàng hoá công cộng, ô nhiễm, có thể được xác định bằng cách lựa chọn mức độ sản xuất như nhau.
Q*: MBS = MCS
Liệu kinh tế tư nhân có thể cung cấp hàng hoá công cộng ở mức độ hiệu quả hay không? Dĩ nhiên là không. Sẽ không phải là quá nhiều hay, quá thông thường, mà sẽ là sự cung cấp quá mức cần thiết, đó là hệ quả của hàng hoá công cộng của nền kinh tế tư nhân.
Tại sao? Các nhà gây ô nhiễm môi trường sẽ chọn mức độ sản phẩm đầu ra hay nói cách khác đi tạo ra ô nhiễm ở mức sao cho tối đa hoá lợi ích cá nhân ròng hay lợi nhuận. Giá sản phẩm bán trên thị trường sẽ là mức giá mà tại đó cung và cầu gặp nhau.
PP: Qd(PP) = QS(PP)
QP: Qd(PP)
Rõ ràng rằng bất cứ một nhà máy sản xuất nào (và bởi vậy nên ngành công nghiệp) chỉ xem xét đến chi phí sản xuất cá nhân cuả họ khi đưa ra những quyết định sản xuất mà không tính đến những chi phí ngoại ứng do hoạt động của họ gây ra cho những người khác.
Sự phân bổ không hiệu quả sẽ tất yếu xảy ra bởi vì có sự khác nhau giữa sự đánh giá các chi phí cá nhân và xã hội của hàng hoá công cộng. Bởi vậy, kinh tế tư nhân sẽ không thể đưa ra một phân bổ ô nhiễm cho xã hội một cách hiệu quả.