Tài liệu: Khái niệm và các hình thức của ODA

Tài liệu
Phạm Văn Quân

Tóm tắt nội dung

Khái niệm và các hình thức của ODA
Khái niệm và các hình thức của ODA

Nội dung

Để hiểu được đúng đắn bản chất của ODA và vận dụng nó có hiệu quả, chúng ta cần nghiên cứu kỹ hoàn cánh ra đời và quá trình phát triển của nó. ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế họach Marshall, để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Đểc tiếp nhận viện trợ của kế họach Marshall, các nước Châu Âu đã đưa ra một chương trình phục hồi kinh tế có sự phối hợp và thành lập một tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu, nay là (OECD).

Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước OECD đã lập ra những uỷ ban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển trong việc phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại là 25%, còn 75% là cho vay. Lợi thế khi vay nguồn viện trợ ODA là nguồn vốn khá lớn, điều kiện vay thuận lợi, lãi xuất thấp. ODA là nguồn vốn rất quan trọng đối với các nước đang phát triển.

Cho đến nay chưa có định nghĩa hoàn chỉnh về ODA, nhưng sự khác biệt giữa các định nghĩa không nhiều, có thể thấy điều này qua một số ý kiến sau:

Theo PGS. TS Nguyễn Quang Thái ( viện chiến lược phát triển): Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơ quan chính thức thuộc các nước và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Theo chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc: ODA là viện trợ không hoàn lại hoặc là cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với phần viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vốn vay.

Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cầp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này.

Măc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng ODA có các đặc điểm chính đó là: Do chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ quan chính thức của một nước; không cấp cho những chương trình dự án mang tình chất thương mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ; tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay.

Quá trình cung cấp ODA đem lại lợi ích cho cả hai phía: bên các nước đang và kém phát triển có thêm khối lượng lớn vốn đầu tư từ bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé của mình. Phía còn lại cũng đạt được những lợi ích trong các điều kiện bắt buộc kèm theo các khoản viện trợ cho vay, đồng thời gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho họat động của các công ty của mình khi thực hiện đầu tư tại các nước nhận viện trợ.

Mặt khác việnh trợ OD A mang tính nhân đạo, thể hiện nghĩa vụ đồng thời là sự quan tâm giúp đỡ của các nước giàu đối với các nước nghèo, tăng cường thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại tốt đẹp giữa các quốc gia với nhau, giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia.

Các hình thức của ODA được chia làm 3 loại chính, trong mỗi loại lại được chia thành nhiều loại nhỏ.

Phân loại theo phương thức hoàn trả thì có: viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận giữa các bên; Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền( tuỳ theo quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp; ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, thậm chí có loại ODA vốn vay kết hợp tới 3 loại hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần ưu đãi và một phần tín dụng thương mại.

Phân loại theo nguồn cung cấp thì có: ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia ( nước phát triển viện trợ cho nước đang và kém phát triển) thông qua hiệp định được ký kết giã hai chính phủ; ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc tế, hay tổ chức khu vực hoặc của chính một nước dành cho Chính phủ một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP ( Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc)…có thể các khoản viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhận viện trợ.

Phân loại theo mục tiêu sử dụng có: Hỗ trợ cán cân thanh toán; tín dụng thương nghiệp; viện trợ chương trình; viện trợ dự án.

Hỗ trợ cán cân thanh toán là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận ODA và Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá); Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo các điều kiện ràng buộc. Chẳng hạn nước cung cấp ODA yêu cầu nước nhận phải dùng phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để mua hàng ở nước cung cấp; Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện để được nhận viện trợ dự án là" phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA"; Viện trợ chương trình là nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.




Nguồn: voer.edu.vn/m/khai-niem-va-cac-hinh-thuc-cua-oda/f6c40b53


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận