Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là một hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do các pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư.
Xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, FDI nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế. Đến nay khi FDI đã trở thành xu hướng của thời đại thì cũng là một nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh lợi thế so sánh của các nước và mang lại quyền lợi cho cả đôi bên.
Việc tiếp nhận FDI là lợi thế hiển nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước đi sau. Đứng dưới góc độ nước nhận đầu tư, FDI có một vai trò sau:
Các nước đang phát triển nếu có khả năng sản xuất ở mức chi phí có thể cạnh tranh được thì lại rất khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Trong khi đó, thông qua FDI các nước này có thể thâm nhập vào thị trường thế giới. Bởi vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty đa quốc gia thực hiện, mà các công ty này lại có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở những thanh thế và uy tín của họ về chất lượng và kiểu dáng của các sản phẩm, việc giữ đúng thời hạn...
Với những vai trò của FDI đã trình bày ở trên, một lẫn nữa khẳng định FDI là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia và được coi là nguồn lực quốc tế cần được khai thác để từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế, góp phần giải quyết về vốn. Một cách tiếp cận thông minh để bước nhanh trên con đường phát triển.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã đưa ra nhận xét: Thành công của các nước đang phát triển trong thu hút FDI có thể được đặc trưng bởi sự kết hợp hài hoà giữa các nhân tố về sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Nó bao gồm một loạt các yếu tố như tăng trưởng nhanh, sự phát triển của thị trường trong nước, những điều kiện thuận lợi và tiềm năng của các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên và con người, điều kiện hoàn hảo về cơ sở hạ tầng
Vấn đề đặt ra là liệu các nhân tố như vậy có thực sự đóng góp vào việc thu hút đối với đầu tư nước ngoài hay không.
Trong thực tế không có một lý thuyết đơn nhất nào có khả năng khái quát một cách toàn diện hiện tượng FDI và các điều kiện cần thiết để thu hút nó. Trong một chuẩn mực nhất định, các yếu tố quyết định tính hấp dẫn đối với FDI của mỗi nước là khác nhau, mối liên hệ giữa các yếu tố này với sự vận động của từng nền kinh tế cũng khác nhau. Mặc dù không phải là lý thuyết chuyên về đầu tư quốc tế nhưng “hệ phương pháp luận về sản xuất quốc tế thuộc phái trung dung” (J.H Dunning 1988) đã nêu ra hai tiền đề quan trọng.
Đứng trên góc độ các nhà đầu tư, nhân tố này rất quan trọng bởi đó là chỉ dẫn đại thể về mức độ hấp dẫn của nước chủ nhà. FDI sẽ được đẩy mạnh khi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, sự phát triển của FDI tại Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh duyên hải là một ví dụ. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu gần đây đối với các thành phố duyên hải của Trung Quốc: chính vì hệ thống giao thông thuận lợi, khoảng cách đến các cảng lớn ngắn đã thu hút mạnh FDI vào khu vực này. ngược lại các nghiên cứu tại phía Nam Sahara cho thấy hệ thống đường xá kém phát triển, liên lạc viễn thôngxấu không có khả năng thu hút FDI vào khu vực này.
Qua việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến cơ sở hạ tầng và FDI chúng ta đã phần nào thấy được mối quan hệ giữa hệ thống cơ sở hạ tầng với quá trình thu hút FDI. Song để hiểu rõ hơn mối quan hệ này chúng ta cần phải nghiên cứu tiếp.