LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM KIẾM CÁC HÀNH TINH
TRONG BẦU TRỜI ĐÊM?
Trong đại gia đình hệ mặt trời, ngoài hệ mặt trời thì các hành tinh là thành viên quan trọng nhất. Chín hành tinh lớn trong hệ mặt trời căn cứ vào khoảng cách gần hay xa với mặt trời, lần lượt là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, Sao Minh Vương.
Do các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời, vị trí của chúng đối lập nhau, trong thời gian ngán sẽ có sự biến đổi rõ rệt. Từ trái đất nhìn lên, chúng giống như là đang đi lại hỗn độn trong không trung vậy, vì thế nó được gọi là ''Hành tinh''. Sao Thiên vương, sao Hải vương và sao Minh vương cách trái đất của chúng ta rất xa. Không dùng kính viễn vọng thiên văn mà dùng mắt thường thì sẽ không phân biệt thấy được. Bình thường chúng ta dùng mắt thường để nhìn vào ban đêm chi có thể quan sát được 5 ngôi sao tương đối gần.
Vậy thì làm thế nào để tìm được ''Hình ảnh đẹp của các hành tinh trên bầu trời đầy sao như vậy?
Trước tiên, những hành tinh này đều khá rực rỡ, vì sao sáng nhất trong cả bầu trời là sao Thiên Lang, nhưng sao .Kim, sao Mộc và sao Hỏa vào những lúc sáng nhất còn sáng hơn cả sao Thiên Lang. Sao Thổ tuy mờ hơn một chút nhưng vẫn đứng trước mười mấy ngôi sao sáng khác. Ngoài ra, sao Hoả là một ngôi sao màu đỏ, sao Kim và sao Mộc đều hơi có màu vàng, nhưng đặc trưng này có thể giúp ta tìm kiếm các hành tinh.
Dùng mắt thường quan sát, các hành tinh và các vì sao có một điểm khác biệt quan trọng: Các vì sao biết nhấp nháy như ''chớp mắt'', còn hành tinh thì không biết ''chớp mắt''. Các vì sao cách trái đất rất xa, từ trái đất nhìn lên chúng chỉ là những đốm sáng rất nhỏ, sau khi ánh sáng của các vì sao chiếu vào tầng khí quyển trái đất, do nhiễu của bầu khí quyển mà có hiện tượng khi rõ khi mờ của các vì sao, nhấp nháy không ngừng giống như đang chớp mắt. Hành tinh lại cách chúng ta khá gần, chúng đưa vào ánh mặt trời phản xạ mà hình thành một vòng tròn phát sáng? Khi ánh sáng sao xuyên qua, tầng khí quyển cũng chịu nhiễu, mỗi một điểm sáng đều phát ra sự nhấp nháy, nhưng mặt phát sáng này là rất nhiều điểm sáng hợp lại, khi bị rối loạn, các hành tinh sẽ biến đổi, có hành tinh sáng lên, cũng có hành tinh lại mờ đi, cái này nổi, cái kia chìm, bổ sung cho nhau, vì thế chúng ta tiếp tục xem sẽ cảm thấy ánh sáng rất ổn định, không có cảm giác như là ''chớp mắt''.
Ngoài ra, các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời, vị trí đối lập của chúng ở giữa các chòm sao luôn biến đổi mỗi ngày. Đường di chuyển của các hành tinh phần lớn là ở vùng phụ cận hoàng đạo. Thông thường, trên mô hình thiên cầu và trên bản đồ sao đều vẽ dài Hoàng Đạo, chỉ cần nắm rõ những chòm sao đi chuyển trong vùng phụ cận của dải Hoàng Đạo thì sẽ rất dễ dàng tìm thấy vị trí của đường Hoàng Đạo trên bầu trời. Còn về vị trí mỗi ngày của các hành tinh thì có thể xem xét toạ độ chính xác nó trong lịch thiên văn hàng năm.