Tài liệu: Làm thế nào để xác định được vị trí của tàu ngầm khi nó lặn dài ngày trong nước?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Năm 1958, trong chuyến lặn nổi tiếng đến điểm cực bắc dưới lớp băng vùng biển Bắc Cực, tàu ngầm nguyên tử Nautilus (người hoa tiêu) đã áp dụng định luật thứ hai của
Làm thế nào để xác định được vị trí của tàu ngầm khi nó lặn dài ngày trong nước?

Nội dung

Làm thế nào để xác định được vị trí của tàu ngầm khi nó lặn dài ngày trong nước?

Năm 1958, trong chuyến lặn nổi tiếng đến điểm cực bắc dưới lớp băng vùng biển Bắc Cực, tàu ngầm nguyên tử Nautilus (người hoa tiêu) đã áp dụng định luật thứ hai của Newton: F = ma. Trong hệ thống hàng hải được gọi là hệ dẫn đường bằng quán tính, gia tốc kế được dùng để ghi liên tục sự biến đổi chuyển động tốc đố bắt đầu từ điểm đã biết lúc ban đầu. Ba con quay (hướng toạ độ không gian từng con một) sẽ bảo đảm độ ổn định của mặt trăng mà không phụ thuộc vào hướng đi của tàu. Toàn bộ hệ thống được bảo vệ khỏi từ trường, nhất là khi lặn ở vùng cực. Để bổ sung vào hệ thống dẫn đường bằng quán tính, những tàu ngầm được xác định vị trí theo các trạm âm ở đáy biển, theo các trạm đó có thể tìm được điểm tính ban đầu. Cũng có thể sử dụng máy định vị âm học kiểu Doppler để xác định tốc độ tương đối với đáy. Trên tàu ngầm nguyên tử, các hệ thống dẫn đường quán tính và Doppler liên hệ với nhau bảng máy vi tính.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1797-02-633474109413001250/Con-nguoi-va-bien-ca/Lam-the-nao-de-xac-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận