Tài liệu: Lâu đài Neuschwanstein

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Lâu đài Neuschwanstein nằm trên vách đá lởm chởm vươn cao khỏi cánh rừng chân núi dãy Aips thuộc bang Bavaria là một trong những hình ảnh trữ tình quen thuộc nhất trên thế giới.
Lâu đài Neuschwanstein

Nội dung

Lâu đài Neuschwanstein

Thời điểm: 1869- 86

Địa điểm: dãy Alps, bang Bavaria, Đức

Công trình hoàn tất thật bất hủ! Thánh thần lưu ngụ trên đỉnh núi...

Richard Wagner

Lâu đài Neuschwanstein nằm trên vách đá lởm chởm vươn cao khỏi cánh rừng chân núi dãy Aips thuộc bang Bavaria là một trong những hình ảnh trữ tình quen thuộc nhất trên thế giới. Điều khiến lâu đài này khác hẳn đa số các lâu đài và cung điện khác được mô tả trong quyển sách này là sự xây dựng không phải phô trương uy quyền hay của cải, mà chỉ là tư dinh của chủ nhân Ludwig II và một ít người tùy tùng.

Thân phụ của Ludwig là Maximillan II đã xây dựng lâu đài Hohenschwangau gần đó năm 1837 để làm nơi ở mùa hè. Mang phong cách Gothic, vì lúc đầu thế kỷ 19 phong cách có phần nào được chọn theo sách lịch sử mẫu. Nơi đây Ludwig trưởng thành, và cũng nơi đây trong phòng âm nhạc, lần đầu tiên ông được giới thiệu với nhà soạn nhạc Richard Wagner, với các vở opera tạo ấn tượng khó phai ở vị hoàng tử trẻ. Ludwig làm vua khi 18 tuổi không học hành chính thức, nhanh chóng nhận thấy mình bất hòa với các bộ trưởng trong chính phủ. Khi ông nhận thấy mình không có thiên hướng hay tài năng trong hoạt động chính trị, ông ngày càng rời xa thực tế thường nhật để lánh mình trong thế giới truyền thuyết và hoang đường.

ü      Phòng Ngai vàng, dựa theo quyết định của Ludwig về nhà thờ Hagia Sophia. Do Edouard llle thiết kế, ban đầu được xem là Phòng Chén thánh trong Parsital của Wagner.

ü      Lâu đài Neuschwanstein vươn cao khỏi vách đá dựng đứng, sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố kiến trúc cổ điển và Gothic với thiết kế theo từng giai đoạn thật trữ tình.

Vào thời điểm ấy, địa điểm xây dựng lâu đài ngổn ngang các đống gạch vụn của lâu đài trước đó và trong lá thư gửi Wagner đề năm 1868, Ludwig viết, ''Ta dự định xây dựng một tòa lâu đài theo phong cách thật sự của những hiệp sĩ Đức cổ đại trên đống đổ nát của lâu đài cũ nơi đây Thánh thần sẽ đến thăm và chung sống với chúng ta trên đỉnh cao dốc đứng, thoáng mát với làn gió nhẹ thiên đàng''. Lâu đài trở thành một tư dinh nơi nhiều anh hùng trong vở kịch âm nhạc của Wagner không chỉ ra ra mắt trong cuộc trình diễn mà còn luôn hiện diện như những nhân vật điển hình.

Số liệu thực tế

Diện tích: 5935 m2

Độ cao: 965m

Số phòng hoàn chỉnh: 15

(trong số 228 phòng trong đồ án)

Chi phí (lúc Ludwig mất): 6.180.047 mark

Thiết kế và phong cách

Phác họa lâu đài Neuschwanstein ban đầu của nhà thiết kế sân khấu Christian Jank trong Nhà hát cung đình Munic, trong năm 1868 cũng đủ thích hợp. Sau đó những phác họa này được Edouard Riedel chuyển thành các bản vẽ kiến trúc khả thi vào năm sau. Địa điểm cũng tạo ra nhiều vấn đề đáng kể, vì cao hơn mặt đường hiện hữu đến 200m (650ft) nằm trên vỉa đất trồi khô cằn. Sau cùng người ta phát hiện một con suối và bơm nước đến lâu đài đến ngày nay vẫn còn. Riedel đảm nhận công việc cho đến năm 1872, sau đó đến phiên hai kiến trúc sư khác cho đến khi nhà vua mất năm 1886, nên việc thi công phải đình hoãn. Vào thời điểm ấy hầu hết cấu trúc đã xây dựng và trang trí trong các căn hộ của nhà vua đã hoàn tất, mặc dù các phần nội thất khác vẫn còn dang dở.

Phong cách chính là trường phái kiến trúc giữa cổ điển và Gothic Đức thế kỷ 13, mặc dù được hiểu theo cách tùy tiện. Một số đặc điểm lấy từ các công trình hiện có, nhưng nói chung là một thành phần độc đáo, tháp cao đồ sộ bất thường của lâu đài với các mái hình nón tạo ấn tượng khó quên xen lẫn rừng cây và dãy núi phía xa. Ngạc nhiên nho nhỏ là vào ban đêm nhà vua sẽ đi lên chiếc cầu ở cạnh phía bắc để thưởng thức cảnh tòa lâu đài thắp sáng bằng chúc đài treo và vô số ánh nến lung linh tựa thể trong truyện cổ tích.

ü      Phòng ca sĩ lấy cảm hứng theo nguyên bản ở Wartburg, đến lượt nó lại truyền cảm hứng cho tác phẩm tannhäusor của Wagner

Bên ngoài lâu đài cũng tạo ấn tượng bằng cách bố trí các yếu tố khác nhau và tường đá đồ sộ được làm dịu đi bằng chi tiết trang trí rất nhỏ. Vì thế khách tham quan hoàn toàn không ngờ trước sự phong phú và phức tạp của các sơ đồ trang trí nội thất - thật khó nhận ra bất cứ một bề mặt nào không có một số hình dạng trang trí hình ảnh và ứng dụng. Phòng ngủ của Ludwig vô cùng lộng lẫy, một hiệu quả đạt được do sử dụng phong cách Gothic, với các panel bằng gỗ sồi chạm khắc và tranh vẽ của A. Spiess minh họa truyền thuyết Tristan và Isolde. Phòng khách dành cho truyện thần thoại Lohengrin, Hiệp sĩ Ngỗng (Neuschwanstein có nghĩa là ''Ngỗng đá mới'') do Hauschild mô tả trên thảm thêu.

ü      Cuối cầu thang của tháp phía bắc, tượng rồng cúi mình đón chào những người lên đến đỉnh tháp. Do người kế vị Riedel- Julius Hofmann thiết kế, công đoạn này là một trong những phần sau cùng của tòa lâu đài xây hoàn tất vào năm 1884.

Hai phòng lớn nhất trong lâu đài là Phòng Ngai vàng và Phòng Ca sĩ. Phòng Ngai vàng có các vòm Byzantine cầu kỳ bao quanh, thật đáng tiếc cho ngai vàng, đặt trong tiêu điểm của căn phòng không hề được thi công. Phòng Ca sĩ phỏng theo nguyên bản trong Wartburg, có phần trần nhà được nâng lên cùng với nhiều panel chèn đầy các motif trang trí theo ký hiệu hoàng đạo. Những phòng này giúp cho Ludwig xa lánh vai trò lịch sử như Lohengrin chẳng hạn, giữa cảnh quan bao quanh trong đó ''trí tưởng tượng là mô hình để tạo ra thực tại'' - sau đó Walt Disney thể hiện hình ảnh lâu đài nhìn từ phía bắc làm biểu tượng của Disneyland.

Thật không may, câu truyện của Ludwig thông có hậu. Năm 1880 người ta ước tính chi phí hàng năm khoảng 900.000 mark mới hoàn tất lâu đài trong năm 1893. Vào lúc này Ludwig khởi công xây thêm hai lâu đài khác, nhu cầu xây dựng ba lâu đài cùng lúc đã vượt giới hạn khả năng kinh tế của ông, vì ông phải trả công xây dựng từ khoản trợ cấp bằng báu vật cho một vị vua chứ không lấy từ công quỹ. Có thể chính lý do này mà thần dân trong nước thường xem ông là một người lập dị dễ thương, nhưng chính phủ của ông, ngày càng không đồng tình với hành vi ảo tưởng thấy rõ của ông, dàn cảnh để một ủy ban gồm các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần (thực tế không hề khám Ludwig) tuyên bố nhà vua mắc bệnh tâm thần, để bổ nhiệm người cậu 60 tuổi của ông làm Nhiếp chính.

Ludwig, vô cùng đau khổ, sau cùng phải chấp nhận thoái vị, và bị trục xuất khỏi lâu đài Neuschwanstein. Ba ngày sau, vào ngày 13/6/ 1886, người ta phát hiện nhà vua bị chết đuối, cùng với thầy thuốc của ông trong hồ Starnberg. Trái với nguyện vọng của nhà vua, lâu đài mở cửa cho khách tham quan trong ba tuần sau khi ông mất, tạo ra sự trớ trêu đời đời đối với Ludwig - nhà vua thích sống riêng tư nhất trong lịch sử đã biến nước Đức thành nơi thu hút nhiều du khách nhất.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4225-02-633713314729945194/Cung-dien-va-Lau-dai/Lau-dai-Neuschwanste...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận