LUXEMBURG, LÃNH TỤ PHÁI TẢ CỦA QUỐC TẾ THỨ II
Lenin có câu danh ngôn: “Chim ưng có khi bay thấp hơn gà, nhưng gà vĩnh viễn không thể bay cao như chim ưng”. Người được Lenin so sánh với chim ưng sải cánh trên trời cao chính là Rosa - Luxemburg một trong những người sáng lập đảng Xã hội dân chủ Ba Lan và đảng Cộng sản Đức vị lãnh tụ phái tả của Quốc tế thứ II.
Bà sinh ngày 5 tháng 3 năm 1871 trong một gia đình Do Thái ở Ba Lan, từ nhỏ người yếu, nhiều bệnh tật, nhưng ý chí thì kiên cường, thông minh, hiếu học. Khi đi học đạt thành tích xuất sắc được trường trung học nữ số 2. Varsawa gọi là “nữ sinh tài hoa nhất, giỏi giang nhất''. Nhưng khi tốt nghiệp lại không được huy chương vàng, nguyên nhân duy nhất là tư tưởng cô phóng khoáng và chống đối hiệu trưởng. Sau khi tốt nghiệp trung học bà bước vào con đường cách mạng. Năm 1889, để trốn tránh sự truy nã của cảnh sát bà trốn sang Thụy Sĩ, vào học ở đại học Zurich, dần trở thành một người mác xít kiên cường.
Năm 1893, Luxemburg tham gia sáng lập chính đảng vô sản đầu tiên của BaLan - đảng Xã hội dân chủ. Năm 1897, bà dùng biện pháp kết hôn giả, lấy được quốc tịch Đức chính thức chuyển đến ở Berlin, tham gia công tác của đảng Xã hội dân chủ Đức. Bà thường xuyên đi vào quần chúng công nhân, dấu chân bà lưu lại ở rất nhiều địa phương nước Đức; với học thức uyên bác, diễn thuyết sinh động, ngòi bút sắc bén bà đã được đông đảo chú ý đến. Khi Bernstein nêu ra rằng phải ''xét lại'' toàn diện chủ nghĩa Marx, Luxemburg đã hăng hái đứng ra phê phán một cách có hệ thống Bernstein. Lenin đã ca ngợi bà là ''đại biểu kiệt xuất của chủ nghĩa Marx chân chính, của giai cấp vô sản cách mạng”. Trong thời kì Đại chiến thế giới lần thứ nhất, bà kiên quyết chống chiến tranh đế quốc và chủ nghĩa xã hội sô vanh. Trong đại hội đại biểu ở Stuttgart của Quốc tế thứ II, bà và Lenin hợp tác đưa ra, ''Dự án sửa đổi Lenin - Luxemburg'' để xác định đường lối đúng đắn cho giai cấp vô sản.
Bà mấy lần bị bắt vào tù, tuy sức khoẻ bị tàn phá nghiêm trọng, nhưng vẫn không bỏ qua bất cứ một cơ hội đấu tranh nào. Toà án của kẻ thù trở thành diễn đàn để bà tuyên truyền cho chân lí cách mạng. Trong phòng giam tối tăm đầy rệp bà đã viết những tác phẩm nổi tiếng như. Tập sách nhỏ của Unius, Những bức thư trong tù v.v... Năm 1918, cuộc cách mạng tháng Mười một ở Đức đã giúp cho Luxemburg được giải phóng. Ngày ra tù, bà đã tham gia ngay những hoạt động cách mạng trên đường phố, sau đó lại tham gia xây dựng tổ chức phái tả Liên minh Spartacus, đưa ra một khẩu hiệu rất rõ ràng cho phong trào cách mạng đang dâng cao là ''xoá bỏ ách thống trì tư bản, thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngày 30 tháng 12 bà cùng với Liebknecht và những người khác thành lập đảng Cộng sản Đức. Sau khi chính phủ phản động Ebert đàn áp cuộc đấu tranh vào tháng 1 năm 1919, thì ngày 15 tháng l chúng bắt Luxemburg và Liebknecht, rồi hầu như chẳng xét xử gì mà đem họ ra giết hại. Thi thể của Luxemburg bị phơi lên dảy thép gai rồi vứt xuống sông. Ngày 3l tháng 5 thi thể mới nổi lên, được mọi người vớt lên an táng tại nghĩa địa Friedrich ở Berlin.