Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự tồn tại hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả đặc điểmã đem lại gánh nặng lớn cho Ngân sách Nhà nước và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, do vậy quá trình Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo xu hướng chung đặc điểmều nhằm vào những mục tiêu sau đây:
Tuy nhiên do đặc điểm và điều kiện thực tế của từng nước khác nhau, và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể mà Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cũng có những mục tiêu khác nhau. Theo quyết định QĐ 202/CôNG TY ngày 8/6/1992 thì việc tiến hành Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm vào 3 mục tiêu chính sau:
Thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp
Sau một thời gian tiến hành thí điểm Cổ phần hoá, Chính phủ đã có sự nghiên cứu và sửa đổi nội dung mục tiêu Cổ phần hoá cho phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và xu thế biến đổi chung của thị trường. Theo Nghị định NĐ44/NĐ-CP về Cổ phần ngày 29/6/1998 thì mục tiêu Cổ phần hoá được rút gọn xuống còn hai mục tiêu nhưng nội dung chính vẫn đựoc giữ nguyên, cụ thể như sau:
Huy động vốn của toàn xã hội bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm đàu tư, đổi mới công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm trong dân chúng, phát triển doanh nghiệp , nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, và thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp
Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người góp vốn được thực sự làm chủ; thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; tăng tài sản cho Nhà nước ; nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước
Hai mục tiêu trên được đưa ra sau một thời gian tiến hành thử nghiệm, được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế nên mang tính xác thực cao, đồng thời với việc thực hiện hai mục tiêu trên đã thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu khác như: