Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, còn gọi là Mục tiêu Thiên niên kỷ là 8 mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015. Những mục tiêu này (gọi tắt là MDGs từ tiếng Anh: Millennium Development Goals) được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9 năm 2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Trước đó, năm 1996, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED) đã đi tiên phong trong việc đưa ra các Mục tiêu Phát triển Quốc tế trong bản Báo cáo Định hướng Thế kỷ 21 là tiền thân của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Tám mục tiêu và những chỉ tiêu được lượng hóa kèm theo trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc bổ sung trong phiên họp lần thứ 62, tháng 10 năm 2007 bao gồm:
1. Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn:
2. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học:
Đảm bảo rằng đến năm 2015, tất cả trẻ em, không phân biệt trai gái, đều được hoàn tất giáo dục tiểu học.
3. Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ:
Xóa bỏ tình trạng chênh lệch về giới tính ở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tốt nhất là vào năm 2005 và ở mọi cấp không chậm hơn năm 2015.
4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em:
Giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015.
5. Cải thiện sức khỏe bà mẹ:
6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác:
7. Đảm bảo sự bền vững của môi trường:
8. Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển:
Báo cáo thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ năm 2007 của Liên hợp quốc, khi mà tiến trình thực hiện đã được một nửa thời gian, đánh giá rằng MDGs có thể đạt được ở phần lớn các quốc gia nhưng để hoàn thành các mục tiêu, cần có thêm những biện pháp cụ thể, cấp bách và ổn định cho đến năm 2015. Một số thách thức chủ yếu là:
Bản báo cáo cũng chỉ ra sự mất cân đối trong từng quốc gia, đặc biệt là một số nhóm dân cư, thường là những người sống ở nông thôn, những bà mẹ và trẻ em không được giáo dục chính quy, những hộ gia đình nghèo nhất, đang không có được sự tiến triển cần thiết để đạt tới mục tiêu như bộ phận dân cư còn lại. Tình trạng này đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Để đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ, các quốc gia sẽ phải huy động thêm các nguồn lực và đầu tư công cộng đem lại lợi ích cho người nghèo.