Tài liệu: Nước Nga - Lâm nghiệp

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Rừng ở Siberi (rừng taiga) bao phủ một diện tích hơn 3 triệu km2 và chiếm một phần trăm diện tích rừng của thế giới.
Nước Nga - Lâm nghiệp

Nội dung

Lâm nghiệp

Rừng ở Siberi (rừng taiga) bao phủ một diện tích hơn 3 triệu km2 và chiếm một phần trăm diện tích rừng của thế giới. Kể từ khi Liên Xô tan rã, chính phủ Nga đã mời gọi nhiều công ty nước ngoài vào khai thác rừng, với nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế. Ngành công nghiệp này tạo công ăn việc làm cho 20% lực lượng dao động của Nga. Hậu quả là, rừng của Nga đang dần biến mất với tốc độ 12 triệu hecta một năm. Các tổ chức như Dự án rừng Siberi đang tiến hành vận động để thuyết phục chính phủ Nga bảo vệ rừng taiga.

Khai thác gỗ

Rừng taiga ở Siberi đã được khai thác gỗ kể từ những năm 1950. Gỗ khai thác từ vùng này là một nguồn nguyên liệu rất có giá trị, được sử dụng trong xây dựng và trong ngành sản xuất đồ gia dụng khắp thế giới. Rừng taiga đang bị đe dọa bởi hành vi khai thác gỗ bất hợp pháp, tuy mang về lợi nhuận 300 triệu đô la mỗi năm nhưng lại phá hoại rừng nghiêm trọng. Hầu hết các hành vi khai thác gỗ trái phép sử dụng kỹ thuật được gọi là lướt nhanh, tức là, chỉ có một hoặc hai cây với chất lượng gỗ cao là được sở dụng trong số mười cây được đốn xuống. Để đối phó lại hành vi này, biện pháp quan trọng là phải quy định cho các công ty nhập khẩu gỗ phải đảm bảo rằng, rừng được khai thác hợp lý.

Các nhà khai thác gỗ có thể gia nhập nhóm các nhà sản xuất thuộc WWF, giúp họ có thể chứng minh với khách hàng rằng, gỗ của họ dược khai thác hợp pháp. Mạng lưới lâm nghiệp và thương nghiệp (gọi tắt là FTN) có thể giúp khách hàng làm được điều này. FTN xúc tiến việc quản lý rừng, và cấp giấy chứng nhận cho một triệu hecta rừng ở Nga. Tại những khu vực này, nhiều cây mới dã được trồng để thay thế cho số cây đã được khai thác, nhằm mục đích để rừng sẽ được bảo hộ trong tương lai. Người sử dụng khi mua gỗ từ nhóm cây này sẽ yên tâm vì chúng thuộc loại khai thác hợp pháp.

 


 

Buôn bán gỗ bất hợp pháp

Theo WWF (Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã), gỗ bất hợp pháp đang được rao bán ở Anh và các nước châu Âu khác. Hiện tại, trên 50%  gỗ của Nga bị khai thác bất hợp pháp.

Các nhà hoạt động Hòa bình xanh bên ngoài sứ quán

Phần Lan tại Matxcơva phản đối khai thác gỗ bất hợp pháp

Hậu quả

Nếu việc mua bán gỗ bất hợp pháp còn tiếp diễn sẽ dẫn tới hậu quả môi trường bị hủy hoại. Môi trường sống của một số loài động vật hoang dã quý hiếm như chó sót và gấu sẽ bị huỷ diệt.

Con người cũng chịu ảnh hưởng trước hiểm hoạ môi trường. Rừng Siberi là nơi ngụ cư của nhiều nhóm dân tộc bản xứ, như bộ tộc Khanty hoặc Udege, những người sống dựa vào môi trường đất để săn bắn, đánh cá và nuôi tuần lộc. Khi rừng biến mất, con đường sống của họ cũng gặp nhiều khó khăn. Họ đang tích cực bảo vệ tương lai của rừng taiga.

Các dòng sông ở Siberi cũng đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Sông được sử dụng làm tuyến đường vận chuyển gỗ đến các nhà máy chế biến, song đôi khi chúng bị tắc nghẽn vì hàng ngàn hecta đất bị nhấn chìm trong biển nước. Hệ sinh thái sống cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng xói mòn đất khi một diện tích lớn cây bị khai thác cùng một lúc.

Cây cối đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự nóng dần lên của toàn cầu. Cacbon dioxit, một trong số những loại khí chính gây ra hiện tượng nóng nên toàn cầu, được cây hấp thụ trong quá trình quang hợp. Vì rừng taiga quá rộng, nên nó có thể hấp thụ một lượng lớn khí cacbon dioxit từ không khí, và được gọi là ''máng xả cácbonic''. Nếu rừng taiga biến mất, tác hại của sự nóng lên toàn cầu, không loại trừ cả những trận bão khủng khiếp, ắt sẽ xảy ra trên phạm vi toàn thế giới.

Trái đất nóng lên

Quá trình nóng lên toàn cầu đó là hiện tượng ấm lên của bầu khí quyển trái đất. Điều này là hậu quả của việc tích tụ khí tạo nên hiệu ứng nhà kính (như cacbon dioxit và metan), được thải vào khí quyển do hoạt động của con người. Các yếu tố góp phần vào sự nóng lên toàn cầu bao gồm đốt nhiên liệu rắn và đốt rừng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2842-02-633548166757977500/Nong-nghiep-lam-nghiep-va-ngu-nghiep/Lam-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận