CUỘC CÁCH MẠNG PHÁP
Cuộc Cách mạng Pháp (1789-1799) đã làm nước Pháp thay đổi từ một đất nước quân chủ với hệ thống giai tầng xã hội cứng nhắc sang một quốc gia hiện đại với cấu trúc xã hội cởi mở hơn, trong đó quyền lực ngày càng tập trung vào giới trung lưu.
Cuộc Cách mạng 1789
Giai đoạn đầu của cuộc Cách mạng được đánh dấu bởi một cuộc bạo động. Hội nghị ba đẳng cấp họp tại Versail1es năm 1789, nhưng đã bị tê liệt vì bị đẳng cấp thứ ba (những người bình dân) từ chối không chịu họp riêng với tư cách là một đơn vị thấp kém. Ngày 17 tháng 6 nhóm người bình dân này đã làm bước cách mạng đầu tiên là tuyên bố rằng hội đồng của họ là quốc hội của quốc gia, theo đó hủy bỏ hội nghị ba đẳng cấp. Sự khẳng định quyền lực tối cao đầu tiên này đã gây ra một cuộc nổi dậy tại Paris, đánh dấu bởi cuộc tấn công vũ bão vào Bastil1e ngày 14 tháng 7.
Lúc đó những cuộc nổi dậy diễn ra ở các thành thị và thôn quê trong khắp nước Pháp. Nỗi nghi ngờ xuất phát từ cuộc khủng hoảng chính trị đã làm tăng thêm sự bất mãn gây ra bởi vụ thất thu năm 1788 và một mùa Đông khắc nghiệt. Những nông dân đã cướp phá và đất các lâu đài của quý tộc, tiêu hủy tất cả những hồ sơ xác nhận quyền sở hữu các thái ấp của họ.
Việc Tái thiết nước Pháp
Trong thời gian từ 1789 đến 1791, một thời kỳ yên ổn, quốc hội đã làm nhiều việc để hiện đại hóa nước Pháp. Nạn phá sản đã bị đẩy lùi nhờ việc tịch thu lại đất của giáo hội. Nhà thờ và các tòa án được xây dựng tại cho phù hợp với hệ thống thống nhất của chính quyền địa phương. Tuy nhiên những mối bất đồng đã nẩy ra sau những thay đổi to lớn, như việc tổ chức lại nhà thờ theo hiến pháp dân sự của giới tăng lữ.
Khi vua Louis tìm cách trốn khỏi Paris, cuộc chiến tranh dân sự hầu như đã xảy ra. Tuy nhiên Quốc hội vẫn nắm quyền kiểm soát đất nước. Một đám đông người Paris tụ tập để đòi hỏi một nền cộng hòa đã bị giải tán bằng vũ lực. Vua Louis đã lên ngôi trở lại sau khi đã chấp nhận toàn văn bản hiến pháp 1791. Cuộc Cách mạng được cho là đã chấm dứt, và quốc hội đã giải tán vào ngày 30 tháng 9. Thực tế là những sự xung đột về tôn giáo và xã hội đã phá tan sự thống nhất của đẳng cấp thứ ba.
Cuộc Cách mạng năm 1792
Năm 1792 Hội đồng Lập pháp mới ra đời đã tuyên bố chiến tranh với áo, vì nước này bị cho là đã xúi giục sự phản cách mạng tại Pháp, từ đó biến thành cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp. Vua Louis, đang cần sự cứu giúp của áo, đã phản đối những biện pháp khẩn cấp, và quân áo và quân Phổ đã xâm lấn nước Pháp. Ngày 10 tháng 8 cung điện bị tấn công, và Louis đã bị Công xã Paris bắt cầm tù. Trong khi đó, quân xâm lăng đã chiếm Verdun, và những người bị cho là phản cách mạng đã bị tàn sát trong các nhà tù ở Paris.
Thành lập nền Cộng hòa
Được khai sinh từ cuộc cách mạng thứ hai, Hội nghị Quốc gia đã làm kinh hoàng cả châu Âu bằng việc thiết lập một nền cộng hòa (22 tháng 9 năm 1792), cho thi hành chính sách về một cuộc chiến tranh cách mạng, và đưa nhà vua lên máy chém vào ngày 21 tháng Giêng năm 1793. Một nhóm thiểu số trong quân đội, nhóm Montagnard, đại diện cho Paris và cánh tả, đã đòi hỏi những biện pháp cách mạng triệt để. Đối thủ của họ là những người lãnh đạo Girond của phe đa số, trông mong vào các tỉnh và hy vọng sẽ ổn định cuộc cách mạng. Mùa Xuân năm 1793, tình hình quân sự và kinh tế đã xuống cấp trầm trọng và một cuộc nổi dậy của những người ủng hộ chế độ quân chủ bất đầu nổ ra ở Vendee. Những người Montagnard đã thắng thế. Những người nổi dậy ở Paris đã yêu cầu Hội nghị Quốc gia trục xuất những người Girond và chấp nhận sự kiểm soát của Montagnard.
Vương triều của Nỗi Kinh hoàng (1793-1794).
Sau đó Hội nghị Montagnard phải đối phó với nạn xâm lăng, cuộc chiến tranh của những người bảo hoàng, và những cuộc nổi dậy rộng rãi ở khắp các tỉnh để chống lại ‘chế độ độc tài Paris’. Đầu tiên, Georges Dan ton cố gắng xoa dịu nhân dân ở các tỉnh và Hiến pháp dân chủ năm 1793 đã được thông qua. Những tù nhân chính trị, trong đó có những người Girond, bị đưa lên máy chém, và những thành viên của Hội nghị được gọi là Đại biểu Nhân dân đã tiến hành những cuộc đàn áp đẫm máu trong khắp nước Pháp.
Từ tháng 12 năm 1793, quân đội Cộng hòa trở nên thắng thế. Bởi vì sự bất đồng quan điểm lục đó được xếp vào diện phản cách mạng, những người Montagnard ôn hòa như Danton và những người cực đoan như Jacques Ren Hebert đã bị đưa lên máy chém vào năm 1794. Sau khi cố gắng một cách vô vọng để khôi phục lại Paris, những đại biểu của phe Robespiere và hầu hết các thành viên của Công xã đã bị đưa lên máy chém vào ngày 28 tháng 7.
Hội đồng Dốc chính (1795-1799)
Hiến pháp năm 1795 đã thiết lập một Hội đồng Đốc chính bao gồm 5 ủy viên để điều hành đất nước. Trong bản hiến pháp này còn có cả những điều khoản qui định rút hai phần ba đại biểu trong Hội nghị để bảo vệ cho nền cộng hòa, tránh tình trạng chuyển biến trở lại chế độ dân chủ hay chế độ quân chủ.
Năm 1797 những thành viên trong Hội đồng Đốc chính đã thanh trừng quốc hội một cách tàn nhẫn, kết án nhiều đại biểu là bảo hoàng và đưa đi đày ở Guiana. Cuộc đảo chính của Fructiđor vào năm này là một đòn chí tử đối với những người ôn hòa. Những cuộc tấn công vào những người bảo thủ hay cấp tiến diễn ra hàng năm cho đến 1799, khi những người Abbe Sieyes tranh thủ được sự trợ giúp của Bonaparte đã làm cuộc đảo chính Brumaire vào ngày 9 và 10 tháng 11.
Chế độ Tổng tài (1799-1804)
Hiến pháp năm 1799 đã thiết lập chế độ Tổng tài với Bonaparte làm quan tổng tài thứ nhất. Ông ta đã sử dụng quyền lực của mình để thực hiện một cuộc tái tổ chức đáng kể đối với nước Pháp. Trong đó việc nổi bật nhất là tái thiết lập sự kiểm soát tập trung và khôi phục lại Thiên chúa giáo bằng Giáo ước năm 1801. Tuy nhiên các quyền lực hiến pháp và thể chế cộng hòa đã dần dần bị xói mòn cho đến khi Đế chế Thứ nhất ra đời chấm dứt thời kỳ cách mạng.