Khám phá ra đất New Zealand
Thuở sơ khai: Gondwana
Trước khi có con người đến đây, New Zealand ở trong tình trạng cô lập hoàn toàn trong suốt 80 triệu năm, kể từ khi nó được tách rời khỏi lục địa cổ xưa Gondwana. Phần đất của New Zealand ngày nay, vốn đã được tách rời khỏi Gondwana, trước kia được gọi là đất Rangitata.
Việc phân chia lục địa tiếp tục điền ra, và cách đây khoảng 60 triệu năm biển Tasman, phân cách giữa Úc và New Zealand, đã đạt độ rộng tối đa của nó. Cách đây 5 triệu năm, hình dạng của hai hòn đảo chính của New Zealand ngày nay bắt đầu hình thành.
Cách đây 7 ngàn năm hầu hết đất đai của New Zealand được bao phủ bởi rừng mưa. Những vùng biển xung quanh đã bảo vệ các loài động thực vật của New Zealand khỏi sự xâm phạm của các loải động vật tàn phá khác. Và do đó có rất nhiều loài chim không biết bay đã tiến triển một cách an toàn ở mặt đất. Loài chiên Kiwi nổi tiếng của New Zealand đã sống trong môi trường rừng an toàn ở đây. Có bốn loài Kiwi: Kiwi nâu Đảo Bắc, Kiwi nâu Okarito, Kiwi lớn có đốm, và Kiwi nhỏ có đốm. Ngày nay tất cả các loải này đều được bảo vệ.
Người Polynesia
Cho đến gần đây, người ta vẫn cho rằng những cư dân đầu tiên của New Zealand là người Polynesia, sung ở đây trong khoảng từ năm 950 đến năm 1130 sau Công nguyên. Họ đến đây bằng xuồng.
Những câu chuyện truyền miệng của người Maori kể lại về Kupe, một trong số những tay bơi thuyền giỏi người Polynesia, người đã đi thuyền từ vùng Hawiiki huyền thoại (có lẽ ở gần Hawaii hoặc Tahiti) đến đây. Có thể là Kupe đã đến khu vực Wellington đầu tiên. Sau khi nghiên cứu các câu chuyện dân gian truyền khẩu của người Maori, những nhà dân tộc học vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã ước lượng rằng Kupe có thể đã đến New Zealanđ vào năm 925.
Theo truyền thuyết, Kupe đã khuấy động một con bạch tuộc khổng lồ, và vì thế đã dẫn đắt ông ta khám phá ra eo biển Cook. Sau khi ở New Zealand một thời gian, chắc hẳn là Kupe đã trở về Hawailki, thuật chuyện về mảnh đất mà ông vừa khám phá. Và chắc hẳn là ông đã để lại những lời hướng dẫn cách đến được New Zealand.
Những người Polynesia đầu tiên đã định cư ở vùng cực Bắc của New Zealand, tại Hokianga, hay còn gọi là Te Hokianga - a - Kupe , nơi có khí hậu ôn hòa. Nhiều người Maori ở miền Bắc có gốc gác từ những cư dân đầu tiên này.
Cùng với khoảng thời gian những người Polynesia đầu tiên đến đây, người Moriori, tổ tiên của người Maori, đã định cư ở vùng Rekohu phía ngoài bờ biển của New Zealand. Ngày nay Rekohu được gọi là vùng đảo Cha tham.
Những cư dân đầu tiên của vùng đảo Chatham
Người Moriori đặt tên cho những hòn đảo này là Rekohu, có nghĩa là sương mù, vốn lơ lửng trong bầu không khí ở đây. Ở đây người Moriori sống cô lập cho đến khi người Âu châu đến đây vào năm 1791. Mặc dù người Moriori là họ hàng gần gũi của người Maori, họ có những đặc điểm riêng biệt của những cư dân độc lập ở vùng Polynesia nhiệt đới.
Cũng giống như người Maori, những cuộc chiến giữa các bộ tộc đã dẫn đến sút giảm dân số của người Moriori. Những cuộc chiến này đã được chấm dứt bởi Nunuku Whenua, người đã chủ trương xóa bỏ chiến tranh để cho dân số không bị tiêu hao. Nếu như có một cuộc tranh chấp xảy ra, theo thói quen người ta sẽ ngừng tay lập tức khi có sự đổ máu đầu tiên. Bằng cách này, người Moriori đã trở nên một giống người có bản tính hòa bình tuyệt đối.
Những hoạt động chính của người Moriori trong điều kiện khắc nghiệt của những hòn đảo ở đây là săn chim, săn hải cẩu và bắt các loài hải sản vỏ cứng để tồn tại. Dân số của người Moriori đã gia tăng đến khoảng 2.000 người, nhưng sau đó tụt xuống còn khoảng l.660 người khi những người Âu đầu tiên đến đây.
Người Âu châu đã đến vùng đáo Chatham (Rekohu) vào năm 1791. Thiếu úy Broughton đã đi chiếc thuyền hai buồm có tên là 'Chatham', chiếm hữu hòn đảo với danh nghĩa của vua Geogre III, và đặt tên cho vùng đảo là Chatham. Khi Abel Tasman và đại úy James Cook đến đây, cuộc chạm trấn đầu liên đã dẫn đến bạo động, và một số người Moriori đã bị giết.
Từ năm 1793, những tàu bắt cá voi và hải cẩu từ châu Âu và Bắc Mỹ bắt đầu lan tràn New Zealand và vùng Chatham, làm cho Chatham trở thành một trung tâm của nghề này. Họ hầu như không đếm xỉa tới tôn chỉ của người Moriori là không bao giờ giết thú ở vùng sinh đẻ của chúng, và những hoạt động của những người Âu này đã làm mất đi một trong những nguồn thực phẩm chính của người Moriori.
Năm 1835 những bộ tộc Maori từ khu vực Wellington đến Chatham, đi về hướng Nam để tìm đất mới, và công bố quyền sở hữu của họ ở Chatham. Một số người Moriorl đã bị giết và một số khác bị bắt.
Dân số của người Moriori tụt xuống chỉ còn 101 người. Hầu hết người Maori cuối cùng đã rời khỏi Chatham vào năm 1870. Chính ông nội của Solomon, thủ lĩnh của bộ tộc Rauru, đã thuyết phục người Moriori hãy sống theo tinh thần hòa bình trong cuộc xâm lấn đất đai này. Tame Horomana Rebe Solomon, được gọi là Tommy Solomon, người cuối cùng có huyết thống Moriorl, đã chết vào năm 1933.
Vùng đảo Chatham là một nhóm gồm 10 hòn đảo trải ra trong đường kính 40 km, cách thành phố Christchurch ở phía Nam New Zealand 800 km. Chỉ có hai hòn đảo trong số này là có người sinh sống. Đảo Chatham với dân số khoảng 700 người, và đảo Pitt với dân số khoảng 70 người. Vùng Chatham là một phần của lãnh thổ New Zealand. Đảo Pitt được đặt theo tên của William Pitt, bá tước đầu tiên ở Chatham.
Tasman - Người châu Âu đầu tiên khám phá ra New Zealand
Abel Janszoon Tasman sinh ra tại Hà Lan năm 1603. Năm 1633 Tasman vào làm cho Công ty Đông Ấn Độ ở Hà Lan. Công ty này có 17 văn phòng, văn phòng thứ 8 đặt tại Hà Lan, và văn phòng thứ 4 đặt tại Zealand, một tỉnh vùng biển của Hà Lan. Là nhân viên của Công ty, Tasman rời Hà Lan đi về phía Đông để thực hiện theo hợp đồng 3 năm ký với Công ty.
Năm 1638, ông rời Hà Lan để đến Batavia (ngày nay là Djakarta, Indonesia), lần này theo một hợp đồng l0 năm. Batavia đã phát triển thành một thành phố thịnh vượng, và ở đây Công ty Đông Ấn Độ đã thành công và trở nên cường thịnh.
Ngày 13 tháng 8 năm 1642, Tasman nhận được chỉ thị đi tìm một Lục địa Phía Nam bí ẩn và được cho và giàu có, lục địa này lôi cuốn những vượt ngoài tầm tay của các nhà thám hiểm qua nhiều thế kỷ. Vùng đất chưa được biết đến này được cho và trải ngang qua Thái Bình Dương. Chỉ thị dành cho Tasman và phải chiếm hữu tất cả các lục địa và hòn đảo đã khám phá được.
Đến ngày 13 tháng 12 năm 1642, bờ biển New Zealand hiện ra trong tầm mắt. Tasman đặt tên cho vùng đất này và 'Staken Landt'. Vùng đất New Zealand mà Tasman thấy được là ở vùng phụ cận của bờ biển nằm giữa Hokitika và Okarito ngày nay, ở bờ biển phía Tây của Đảo Nam.
Đến lúc hoàng hôn của ngày 18 tháng 12, người Hà Lan thả neo tại bờ biển của vịnh Taitapu (nay là vịnh Golden). Một chiếc xuồng chèo và một xuồng máy được đem xuống để đo khám. Khi đêm xuống, họ nhìn thấy ánh đèn trên bờ. Hai chiếc xuồng xuất hiện và những thổ dân ở đây -thổi một loại kèn mà người Hà Lan thấy giống như một 1oại nhạc khí của Ma Rốc. Những người trên xuồng gọi những người Hà Lan, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng nên hai bên không hiểu nhau. Một lúc sau hai chiếc xuồng lạ chèo đi.
Sáng hôm sau, một chiếc xuồng khác lại xuất hiện, và những thổ dân cũng gọi những người Hà Lan. Tasman đã nhận xét là những người trên xuồng “có tóc đen buộc túm lại trên đỉnh đầu, theo kiểu như người Nhật buộc tóc ra phía sau đầu, nhưng tóc của những người này dài và rậm hơn. Trên búi tóc có cắm một chiếc lông chim lớn màu trắng. Họ ở trần từ vai đến thắt lưng.”
Những người Hà Lan tìm cách lôi cuốn những người Maori lên tàu, nhưng không thành công. Lúc đó có thêm 71 chiếc xuồng nữa xuất hiện, có những chiếc đến rất gần tàu của người Hà Lan. Rồi đột nhiên một trong số những chiếc xuồng này đâm mạnh vào xuồng của người Hà Lan, làm chết 3 thủy thủ và làm bị thương nặng một người khác. Khi tàu của người Hà Lan nhổ neo, có thêm nhiều xuồng khác xuất hiện, và người Hà Lan đã bắn trúng một thổ dân, làm cho những chiếc xuồng này phải quay trở về.
Sau sự kiện bất ổn này, những chiếc tàu của người Hà Lan tiếp tục đi về hướng Bắc, qua mũi phía Bắc của Đảo Bắc. Sau đó Tasman trở về Batavia vào ngày 14 tháng 6 năm 1643. Sau đó, Tasman đã chết vào năm 1659.
Từ cuối thập kỷ l600 người Hà Lan bắt đầu bị mất uy thế trên biển. Pháp và Anh trở nên những lực lượng mới trên đại dương. Tuy nhiên những nhà thám hiểm châu Âu vẫn phải thỉnh ý kiến của các tàu Hà Lan, vì Hà Lan đã nổi tiếng với nghề tàu biển trên thế giới vào thời kỳ đó.
Cuộc chiến tranh súng nòng dài
Với sự xuất hiện của những chiếc tàu săn cá voi và tàu buôn của người Âu ở vùng Vịnh Đảo, bộ tộc phương Bắc là Ngapuhi và đối thủ của họ là bộ tộc Ngai Whatua đã có thể buôn bán từ năm 1814. Họ dùng vải lanh, khoai tây, trái cây và lợn để đổi lấy súng nòng dài. Việc này đã dẫn tới những cuộc chiến tàn khốc giữa hai bộ tộc láng giềng vốn thù địch với nhau. Chẳng bao lâu sau các bộ tộc khác cũng cảm thấy cần phải sắm súng nòng dài, và chỉ trong một thời gian ngắn tất cả các bộ tộc ở phương Bắc đều có trang bị súng ống.
Trong thời gian từ năm 1820 đến năm 1835, cuộc chiến tranh 'súng nòng dài' giữa các bộ tộc đã dẫn tới việc phân phối lại ở qui mô lớn dân số của người Maori.
Hongi Hika: 1772 - 1828
Hongi Hika là thủ lĩnh của bộ tộc Ngati Pulli, là một chiến binh người Maori nổi tiếng nhất. Thomas Kendall, một nhà truyền giáo Anh Quốc, đã kết bạn với Hongi. Khi Hongi đã cải đạo theo Cơ đốc giáo, Kendall đã mời ông sang Anh, với mục đích soạn một cuốn Thánh kinh bằng tiếng Maori với sự trợ giúp của Hongi. Còn Hongi thì hy vọng sẽ có được các loại súng hai nòng và súng nòng dài cho những cuộc chiến của bộ tộc ông ta, đặc biệt là để trả thù bộ tộc Ngati Whatua.
Do đó Hongi đã làm một cuộc hành trình dài vào năm 1820. Đây không phải và lần đầu tiên người Maori ra nước ngoài. Do các tàu của người Âu đã đến đây, nhiều người Maori đã có dịp theo tàu sang Úc. Những hình xăm trên người và phong cách gây ấn tượng mạnh mẽ của Hongi đã khuấy động bất cứ nơi nào ông đến ở nước Anh. Vua George IV đã tiếp đón Hongi, và tặng cho ông một va li đầy quà để trả ơn ông đã truyền bá đạo Cơ đốc cho người Maori.
Tuy nhiên, trên đường về New Zealand Hongi đã dừng lại ở Sydney (vào khoảng giữa năm 1821) và lập tức đổi những món quà của vua George để lấy những khẩu súng nòng dài và đạn dược.
Khi trở về New Zealand, với 'món quà chuyển đổi' này, Hongi đã có thể lãnh đạo một số cuộc tấn công đối với những bộ tộc thù địch, và báo thù với bộ tộc Ngati Whatua. Hongi tiếp tục cuộc chiến tranh dọc theo bờ biển và sau đó tiến vào vùng trung tâm của Đảo Bắc.
Năm 1821, ông đã tấn công bộ tộc Ngati Maru ở vùng sông Thames. Ông lại tiếp tục tấn công bộ tộc Ngati Paoa ở vùng Auckland. Một cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra vào năm 1822, khi Hongi tấn công bộ tộc Waikato, do Te Wherowhero cầm đầu, ngươi sẽ là vua tương laii của người Maori. Đến năm sau, Hongi tấn công bộ tộc Arawa ở Rotorua. Và đến trận Te Ika-a-ranga-nui vào năm 1825 ông đã trả thù được cho lần bại trận vào năm 1807 đối với bộ tộc Ngati Whatua, ở khu vực Kaipara và Tamaki.
Những bộ tộc ở thế tuyệt vọng vì không có súng nòng dài để tự vệ chẳng bao lâu sau cũng tìm cách để có được loại vũ khí này. Những nhà buôn người Âu sẵn lòng bán những khẩu súng nòng dài của họ cho những bộ tộc xăm đầu này.
Trong các cuộc chiến, theo tục lệ của người Maori người ta lấy đầu của những nạn nhân, ướp chất thơm và bảo quản chúng để mang đến cho gia đình của người chiến binh tử trận. Vì việc buôn bán những chiếc đầu người phơi khô sinh lợi rất nhiều, những chiến binh người Maori đã tiến hành những cuộc chạm trán với các bộ tộc khác chỉ với mục đích là lấy đầu để đổi lấy đạn được và súng ống. Súng hai nòng lúc nào cũng có sẵn để bán, nhưng đầu ngươi thì hiếm dần, và chẳng bao lâu người Maori không thể cung ứng số đầu người như trước kia nữa.
Tin tức về việc lấy đầu người để đổi lấy súng hai nòng đã truyền đến nước Anh, và gây ra sự phản đối kịch liệt. Bởi vì New Zealand chưa phải là thuộc địa của mình, người Anh không thể làm gì nhiều để chặn đứng việc trao đổi này. Tuy nhiên họ cũng đưa ra một đạo luật cấm mua bán đầu người tại Úc vào năm 1831, và sau đó việc mua bán này đã nhanh chóng bị thu hẹp.
Hongi Hika mất vào năm 1828 sau khi bị thương trong một trận đánh ở vùng Hokianga.
Sự chiếm đóng của người Pháp tại New Zealand
Jean-Francois Langlois, sinh năm 1808 tại vùng Normandy, Pháp, đã bắt đầu nghề đi biển từ năm 19 tuổi. Sự nghiệp của ông bắt đầu đi lên khi ông ta trở thành thuyền trưởng của chiếc tàu săn cá voi 'Cachalot' đang săn cá tại vùng biển nước Úc và New Zealand. Trong những vùng biển này ông đã săn được 45 con cá voi trong vòng 22 tháng!
Vào thời gian này nước Pháp không có thuộc địa nào ở vùng Thái Bình Dương. Lúc đó có khoảng 60 tàu săn cá voi của Pháp đang đi lại giữa Pháp và New Zealand để buôn bán cá voi. Dầu từ những con cá voi của New Zealand đã thắp sáng những ngọn đèn đường ở Pari. Một cuộc thôn tính Đảo Nam của New Zealand, một khu vực rộng bằng một phần tư nước Pháp, với chỉ khoảng ba bốn nghìn người Maori sinh sống, là một điều tuyệt hảo cho nhu cầu của nước Pháp.
Lúc đó Đảo Bắc đã có người Anh, đang tìm cách sát nhập vùng này vào Anh Quốc. Nếu như người Pháp có ý biến Đảo Nam thành thuộc địa của Pháp thì phải hành động ngay tức khắc.
Langlois thấy rằng Akaroa, trên bán đảo Banks, có thể lập thành một căn cứ rất tốt cho người Pháp, và bắt đầu hình thành một kế hoạch lấy Đảo Nam cho nước Pháp. Ông đã thương lượng và lấy được chữ ký của 12 thủ lĩnh Ngai-Tahu của Maori tại cảng Cooper, theo đó ông đã mua hầu hết vùng bán đảo Banks ở bờ biển phía Đông của New Zealand.
Theo các văn bản tại Pháp vào năm 1838, vùng đất này đã được mua lại từ người Maori với số tiền đặt cọc là 150 Franc được trả bằng hàng hóa. Số tiền còn lại sẽ được Langlois thu xếp khi ông trở lai nắm quyền sở hữu vùng đất này. Số hàng hóa mà người Maori nhận được đầu tiên chỉ vẻn vẹn có 2 chiếc áo choàng, 6 cái quần, 12 chiếc mũ, 2 đôi giày, vài khẩu súng lục, và cái rìu và 2 chiếc áo sơ mi.
Tháng 5 năm 1839 Langiois trở về Le Harve ở Pháp. Ông đã quy tụ một số nhà buôn, trong đó có cả cơ sở Balguerie de Nantes, rất quan tâm đến kế hoạch chiếm Đảo Nam của New Zealand làm thuộc địa. Lúc đó một công ty gọi là Compagnie Nanto-Bordelaise được hình thành. Langlois cũng thành công trong việc chiếm được lòng quan tâm của vị thủ tướng cũ đồng thời là một nhà công nghiệp, ông Du ke Decazes.
Lúc đầu không phải là dễ dàng để thuyết phục nước Pháp tin vào những món lợi mà Compagnie Nanto-Bordelaise đề xuất, mặc dù thủ tướng Marchal Souit đã chấp nhận hỗ trợ cho kế hoạch của Langlols ngay từ đầu. Cuối cùng, với sự hậu thuẫn của Marchal Souit, các đại biểu của chính quyền Pháp đã lấy được chữ ký chuẩn y của vua Louis Philippe vào tháng 12 năm 1839. Bây giờ nước Pháp đã có một căn cứ ở Thái Bình Dương. Chính quyền đã trợ cấp cho kế hoạch Nanto- Bordelaise của Langlois, và cho Langlois mượn một chiếc tàu để chở những người Pháp nhập cư vào New Zealand.
Vấn đề tế nhị ở đây là thôn tính Đảo Nam mà không khích động gì đến người Anh, vốn đã định cư ở Đảo Bắc. Kế hoạch đặt ra là thuyền trưởng Lavaud, ủy viên của vua Pháp sẽ lấy Đảo Nam với danh nghĩa của nước Pháp, nhưng một giải pháp có tính ngoại giao hơn là mua lại vùng đất này từ người Maori. Những người Pháp định cư trong tương lai ở đây sẽ gắn bó với vùng Đảo Nam, và cuối cùng sẽ nhận Đảo Nam là của nước Pháp.
Tuy nhiên, trong thời gian Langlois tranh thủ sự ủng hộ chính thức của nước Pháp, dân số người Maori tại bán đảo Banks đã gia tăng đáng kể. Tình trạng này chủ yếu 1à do những tù nhân Ngai Tahu trước đây bị giam giữ tại Đảo Bắc nay được trở về nhà.
Ở Pháp, việc chuẩn bị cho nhóm nhập cư đầu tiên đã được thực hiện. Một chiếc tàu trọng tải 501 tấn đã được đưa đến Rochefort để sửa chữa cho chuyến du hành đến New Zealand. Chiếc tàu này được đặt tên 1à 'Compte de Paris', dưới quyền chỉ huy của thuyền trường Langiois.
Một đoàn người định cư của Pháp đã rời cảng Rochefort vào tháng 3 năm 1840 trên tàu ‘Compte de Paris’, một tháng sau khi chiếc tàu chiến 'L'aube' khởi hành dưới quyền chỉ huy của thuyền trường Lavaud. Thuyền trưởng Lavaud đã được chỉ thị là sẽ đại diện cho chính quyền nước Pháp cho đến khi có một thống đốc đến New Zealand.
Tuy nhiên, chỉ một tháng trước khi tàu 'Compte de Paris' rời nước Pháp, người Anh đã ký Hiệp ước Waitangi với các thủ lãnh người Maori, tại Vịnh Đảo ở Đảo Bắc vào ngày 6 tháng 2 năm 1840. Những thủ lĩnh người Maori ở Đảo Nam ký vào Hiệp ước này trễ hơn chút ít, vào ngày 30 tháng 5 cùng năm.
Những người Pháp không hề hay biết gì về tình hình này đã đến Akaroa vào tháng 8 năm 1840 để phát hiện ra rằng họ đã đến định cư tại một thuộc địa của Anh. Sau khi ký bản Hiệp ước, một chiếc tàu chiến của người Anh đã đến Akaroa và thiết lập Liên minh Jack.
Người Pháp cũng phát hiện ra rằng vùng đất do Langlois mua đã được bán lại nhiều lần. Một số người định cư Anh Quốc đã nhận quyền sở hữu thuộc về họ đối với một số vùng đất mà trước đây do Langlois mua. Nhưng điều may mắn là nhờ các biện pháp ngoại giao, không có sự việc đáng tiếc gì xảy ra. Chính quyền Pháp đã yêu cầu chính quyền Anh bảo vệ những người sở hữu đất của Pháp trên đất New Zealand, và điều này đã được thỏa thuận vào năm 1841.
Bản thân Langiois đã trở về Pháp vào tháng l0 năm 1842, với số hàng hóa là l.700 thùng dầu cá voi.
Những nhà thực dân người Pháp đã định cư ở Akaroa theo như dự tính, nhưng thay vì cả vùng thuộc địa Đảo Nam rộng lớn, thì bây giờ chỉ là hai thị trấn nhỏ với khoảng 60 cư dân người Pháp. Mặc dù số người Pháp định cư ở đây rất ít ỏi, nhiều người New Zealand ngày nay là con cháu của những người Pháp định cư đầu tiên này. Một số đường phố ở Akaroa ngày nay vẫn còn mang tên Pháp.
Người Maori
Tổ tiên của người Maori 1à những người polynesia có nguồn gốc ở Đông Nam á. Một số nhà sử học đã lần ra dấu vết của những người định cư Polynesia đầu tiên tại New Zealand. Họ là những người nhập cư đến từ Trung Hoa, đã làm một cuộc hành trình dài qua Đài Loan, xuyên qua Nam Thái Bình Dương và đến Aotearoa ở New Zealand.
Mặt khác, nhà nhân loại học Thor Heyerdahl lại cho rằng người Polynesia đến Thái Bình Dương từ châu Mỹ chứ không phải từ miền Đông như lý thuyết của một số học giả khác. Heyerdahl đã lấy cơ sở cho mình từ sự kiện là loại khoai lang, lương thực chính của người Maori ở New Zealand trước thời kỳ người Âu đến đây, có nguồn gốc tư vùng trung tâm của Nam Mỹ.
Khoảng 30.000 năm trước đây, tổ tiên của người Poiynesia đã sống ở quần đảo Bismarck, về phía Đông New Guinea. Những người này có một nền văn hóa Lapita, theo đó những chiếc bình đồ gốm rất đặc biệt và có màu sắc nổi bật là đặc trưng của họ. Loại bình đặc trưng này được đặt tên 1à đồ gốm Lapita, được tìm thấy tại một địa điểm khảo cổ ở New Caledonia.
Đồ gốm Lapita xuất hiện đầu tiên vào giữa thiên niên kỷ thứ hai. Những loại vật dụng này có thể tìm thấy từ Melanesia đến New Caledonia rồi đến vùng Đông Samoa. Chính tại Fiji, Samoa và Tonga, các loại bình Lapita đã xuất hiện đầu tiên. Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhiều đặc điểm của nền văn hóa Polynesia đã được phát triển tại đây.
Việc sử dụng các bình gốm này đã biến mất khi người ta phát hiện ra New Zealand. Những loại vật dụng thủ công khác đã thế chỗ, chẳng hạn như các loại rìu lưỡi vòm bằng đá và các lưỡi câu Những loại vật dụng này đã được phát hiện tại New Zealand, là của người Đông Polynesia.
Khoảng 3.500 năm về trước, nền văn hóa Polynesia từ quần đảo Bismarck bắt đầu bành trướng về phía Đông. Lý do của sự bành trướng này cho đến ngày nay người ta vẫn chưa biết. Một số người Polynesia ở lại vùng trung tâm của Nam Thái Bình Dương, một số khác đi qua Tahiti và hầu như đến cả Nam Mỹ, quê hương của khoai lang.
Thời gian chính xác khi người Polynesia đến những hòn đảo của New Zealand người ta cũng không biết. Mặc dù trước đây người ta cho rằng thời gian này vào khoảng năm 950 đến năm 1130 sau Công nguyên, các học giả ngày nay lại vẫn tranh luận về thời gian và hoàn cảnh mà những người định cư Polynesia đầu tiên đến đây.
Nhà hàng hải trong huyền thoại của người Polynesia, Kupe, được các nhà dân tộc học của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ước lượng là đã đến đây vào khoảng năm 925. Cũng những học giả này cho rằng nhân vật truyền thuyết người Maori là Toi đã đến New Zealand vào năm 1150.
Đoàn Thuyền Lớn, được coi như là chở nhóm người Polynesia đông nhất đầu tiên đến đây, đã được ước lượng là đến New Zealand vào năm 1350. Những học giả hiện đại hiện nay đang đặt dấu hỏi, không những về sự chính xác của thời gian trên, lnà còn cả đối với câu chuyện về Đoàn Thuyền Lớn nữa. Vấn đề này ngày nay vẫn còn đang được tranh luận.
Đoàn Thuyền Lớn hình thành một phần những truyền thuyết của người Maori, đã được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Theo truyền thuyết này, những chiếc xuồng của đoàn đã đến đây từ mảnh đất thần thoại Hawaiiki, được coi như quê hương của tổ tiên, và được cho là ở đâu đó trong vùng Đông Polynesia.
Những người Polynesia đầu tiên đã định cư chủ yếu quanh vùng vùng bờ biển của New Zealand, đặc biệt là vùng bờ biển phía Đông, nơi điều kiện thuận lợi và khí hậu ôn hòa. Những người định cư này đã mang đến đây những loại súc vật như chó và loại chuột Polynesia.
Vào thời kỳ này, New Zealand là quê hương của nhiều loài chim không biết bay, trong đó có chim Moa. Loài chim này đã bị săn bắt đại trà để lấy thịt, trứng và lông. Xương của loài chim Moa rất chắc và được dùng để chế tạo các loại vật dụng. Chim Moa có rất nhiều ở Đảo Nam. Có tất cả 11 loài chim, từ loài có kích thước khổng lồ như loại gà tây có chiều cao đến 3,7 mét và cân nặng đến 200 kg. Trong số những loài khác có chim Moa Vùng cao, chim Moa Chân lớn và chim Moa Khổng lồ.
Mặc dù văn hóa của người Maori hoàn toàn là một nền văn hóa của thời kỳ đồ đá trước khi có người Âu đến đây, nền văn hóa này đã phát triển cao độ. Những loại công cụ dao động được người Maori sử dụng trước khi họ biết đến kim loại chủ yếu được làm từ xương chim, xương cá voi, ngà, xương chó và cả xương người, và cả từ đá được lấy từ những nguồn đá lớn đã được phát hiện trong vùng đất liền của New Zealand.
Hiệp ước Waitangi
Vào tháng 8 năm 1839 chính quyền Anh Quốc cử thuyền trưởng William Hobson đến New Zealand trên chiếc tàu 'The Heraid' làm lãnh sự của Anh, với chỉ thị là thôn tính một phần lãnh thổ của New Zealand và đặt nó dưới quyền cai trị của người Anh. Nhiệm vụ của ông ta và tổ chức một hiệp ước và thuyết phục những thủ lĩnh người Maori chấp nhận quyền lực của người Anh trên toàn bộ hay ít nhất là một phần của đất nước. Chính quyền nước Anh nóng lòng muốn thiết lập quyền cai trị tại đây nhằm ổn định tình trạng thoái hóa ở New Zealand.
Người Maori và đất đai của họ phải được bảo vệ trước đám người chiếm đất vô liêm sỉ đã lợi dụng tình hình không được kiểm soát ở đây, và 2.000 cư dân đang sống trên đất nước này phải được đảm bảo quyền an ninh của họ.
Chẳng bao lâu sau khi những người định cư của Công ty New Zealand đến cảng Nichoison (ở cuối Đảo Bắc), Hobson đã lấy được những chữ ký đầu tiên từ những thủ lĩnh người Maori cho bản dự thảo của Hiệp ước Waitangi.
Trong số những điều khoản của bản hiệp ước, có những nội dung như sau:
+ Người Maori vẫn giữ quyền sở hữu về đất đai và những vùng đánh cá của họ.
+ Cùng lúc đó người Maori chấp nhận quyền ưu tiên được mua trước đất đai tại đây của chính quyền thực dân. Tất cả những việc mua bán đất của người Maori hay người Âu đều được giao dịch thông qua chính quyền.
+ Người Maori chấp nhận quyền lực tối cao của Nữ hoàng.
+ Người Maori sẽ được đảm bảo những quyền và đặc quyền giống như những công dân của Anh.
Hobson hứa và những khu đất đã được mua một cách không công bằng sẽ được trả lại cho người Maori. Người Maori cũng được hứa là tất cả những vụ giao dịch về đất đai trước năm 1840 sẽ được Tòa án đất đai kiểm tra lại.
Hiệp ước Waitangi cuối cùng đã được ký vào ngày 6 tháng 2 năm 1840, sau một cuộc tụ họp rất đông người tại Waitangi (Vịnh Đảo) bắt đầu từ ngày 5 tháng 2. Những cuộc thảo luận và tranh cãi nhằm ủng hộ hay chống lại bản hiệp ước tiếp tục kéo dài đến sáng ngày mùng 6. Trong số những thủ lĩnh ủng hộ Hiệp ước có Rawiri Taiwhanga, Hone Heke và Tamati Waka Nene.
Không phải tất cả các thủ lĩnh người Maori đều có mặt tại Waitangi để ký vào bản hiệp ước, và Hobson đã đi khắp nơi đc thu thập cho đầy đủ các chữ ký. Mãi cho đến ngày 3 tháng 9 chữ ký cuối cùng mới được lấy xong. Tất cả có hơn 500 thủ lĩnh đã ký vào bản hiệp ước, mặc dù còn một số thủ lĩnh quan trọng đã không ký, trong đó có Te Wherowhero của vùng Waikato, Taraia của vùng Thames, Tupae của vùng Tauranga, Te Arawa của vùng Rotolua, và Ngati Tuwharetoa của vùng Taupo.
Vào tháng 5 năm 1840 Hobson công bố chủ quyền của nước Anh đối với New Zealand. Ngay từ đầu Hobson đã gặp nhiều khó khăn với những người định cư của Công ty New Zealand. Những người định cư đầu tiên muốn thiết lập một chính quyền của riêng họ tại đây, bất kể bản hiệp ước vừa được ký xong. Hobson coi hành vi này là không trung thành với Nữ hoàng. Chính điều này đã thúc đẩy ông công bố chủ quyền của nước Anh trên toàn bộ lãnh thổ của New Zealand.
Những khó khăn vẫn còn tiếp diễn với những người định cư. Họ phản đối kế hoạch của Hobson là lấy cảng Waitemata làm thủ đô thay vì cảng Nicholson. Những người chủ đất cũng phản đối Hobson đã chi mức lương cao cho những nhân viên làm việc cho chính quyền tại đây. Điều này dẫn tới việc những nhân viên này đã rời bỏ miền Nam để đi tới miền Bắc sung túc hơn.
Những người định cư đã không vui lòng với chính sách của Hobson đối với người Maori. Họ cảm thấy Hobson đã quá bênh vực người Maori trong việc tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước Waitangi. Ngoài ra, cả những người định cư Anh Quốc lẫn những người định cư của Mỹ đều không thích sự cai trị của chính quyền Anh. Họ muốn một chính quyên tự trị của riêng họ. Hobson buộc phải đấu tranh rất vất vả với những người định cư này. Ông đã chết trong văn phòng vào tháng 9 năm 1842.
Thuyền trưởng, Robert FitzRoy, một quan chức hải quân, thay thế Hobson và những khó khăn với các người định cư vẫn tiếp diễn. Đối với những người định cư này, FitzZRoy vẫn tiếp tục chính sách của Hobson là nghiêng về quyền lợi của người Maori hơn là những công dân người Âu. Thêm vào những vấn đề mà FitzRoy phải đối phó là việc chính quyền mà ông phục vụ lại bị phá sản.
Công ty New Zealand ở Luân Đôn cùng lúc đã trải qua những vấn đề nghiêm trọng về tài chính, và điều này đã gây ra sự bất bình trong số những người định cư. Những người đã mua đất của Công ty thấy rằng đất của họ không thể được đo đạc một cách chính xác. Những nhân viên đã nhập cư qua Công ty New Zealand, lệ thuộc vào lời hứa thuê mướn và trả lương của Công ty, cảm thấy họ đã bị thất nghiệp.
Mối quan hệ giữa FitzRoy với những người định cư đi đến chỗ căng thẳng với những lời tố cáo lyên quan đen chính sách vì người Maori của ông. Những người định cư yêu cầu chính quyền Anh rút FitzRoy về. Họ được những bạn đồng minh của Công ty New Zealand ủng hộ. Những người Maori thì cảm thấy hối tiếc về sự thôn tính đất đai của họ, và quan hệ giữa người Maori với ngươi định cư xấu dần đi.
Người Maori nhận ra rằng họ không còn được tự do bán đất theo ý họ nữa. Chính quyền bắt đầu buộc họ phải bán đất với giá rẻ, rồi đem bán lại cho những người định cư với giá cao hơn nhiều. Tình trạng này cuối cùng đã dẫn tới sự thù địch đầu tiên được gọi là 'Cuộc chiến Cột cờ'.
Bộ Thuộc địa cuối cùng phải chiều theo ý những người định cư, và năm 1845 FitzRoy đã rời bỏ chức vụ. Thống đốc George Grey, một sĩ quan quân đội, được cử thay thế FitzRoy. Chính quyền Anh đã phát tiền trợ cấp và những vấn đề về tài chính của thuộc địa này chẳng bao lâu đã được ổn định. Với sự hỗ trợ tài chính của chính quyền Anh, Grey đã có thể làm điều mà Hobson và FitzRoy trước kia không thể làm, là mua đất của người Maori ở qui mô lớn.
Công ty New Zealand đã được chính quyền Anh cứu khỏi cơn nguy khốn về tài chính (nước Anh buộc phải chấp nhận sự có mặt của công ty này). Công ty đã mua vùng đồng bằng Canterbury, và những 'kiều dân Canterbury' , khoảng 3.500 người, đã định cư trên một vùng đất thôn đã đẹp nhất của New Zealand.
Đất ở Đảo Nam rất dễ mua, vì Te Rauparaha và những đối thủ chiến tranh của ông đã làm giảm dân số ở miền Nam đến mức nghiêm trọng. Ngoài những người đào vàng đến từ Úc và Mỹ, vốn xuất hiện ngày càng nhiều trong thời kỳ cao điểm của nghề đào vàng vào năm 1861, khi vàng được phát hiện ở Otago, phần lớn người định cư Âu châu đến từ Vương quốc Anh: Anh Quốc, Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan. Nhóm người này chiếm khoảng 40% tổng số người Âu ở New Zealand vào năm 1886. Hầu hết trong số họ là những công nhân thuộc tầng lớp hạ lưu và trung lưu.
Sau nhóm này là người Đức và người Scandinavi, cùng với một số người châu Á và Nam Âu. Vài trăm người Dalmatia đến vùng ngày nay là Nam Tư, đã định cư ở Bắc Auckland trong thập kỷ l890.
Cuộc chiến tranh New Zealand
Trong những cuộc viếng thăm của thuyền trưởng Cook, ông đã nhận xét rằng New Zealand là vùng đất lý tưởng cho người Âu đến định cư. Cook đã mô tả người Maori là thông minh và dễ thích nghi, mặc dù vẫn gây ra những cuộc chiến giữa các bộ tộc. Cook đặc biệt đề xuất Vịnh Đảo ở vùng cực Bắc để làm nơi định cư.
Chính quyền Anh không quan tâm gì mấy đến lời đề xuất của Cook, nhưng đến năm 1810, những tay săn cá voi và những nhà buôn người Mỹ và người Âu bắt đầu xâm chiếm Vịnh Đảo, tạo thành một khu định cư gọi là Kororareka (ngày nay gọi là Russell). Những nhà truyền giáo đầu tiên cũng đến đây New Zealand, phải tự lo liệu và cũng chưa phải là một thuộc địa, đã trở thành một quốc gia không có luật lệ và trật tự gì cả.
Kororarcka, sau đó trở thành thủ đô đầu tiên của đất nước, đã trở nên một khu định cư lớn thứ năm ở New Zealand. Khu này đã biến thành một khu nhà ổ chuột đầy những nhà chứa và quán rượu. Bộ tộc Ngapuhi, ở phía Bắc vùng Auckland, đã có thể trao đổi với người Âu để lấy thứ vũ khí có sức tàn phá cần cho các cuộc chiến giữa các bộ tộc, súng nòng dài.
Cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc ở miền Bắc, trong thời gian từ l8l8 đến 1833, được gọi là 'Cuộc Chiến tranh Súng nòng dài'. Loại vũ khí mới này đã gây ra những cuộc thảm sát hàng loạt đối với các bộ tộc. Những bộ tộc ở phía Bắc, có được súng nòng dài đầu tiên từ những nhà buôn ở Vịnh Đảo, lập tức trả thù những bộ tộc thù địch. Nhiều bộ tộc ở về phía Nam chưa hề thấy được khẩu súng nòng dài.
Dân số của người Maori ở Kororareka đã bị giảm sút, do không chỉ là những cuộc chiến tranh súng nòng đài giữa các bộ tộc, mà còn do người Âu đã mang đến đây mầm bệnh và sự trụy lạc. Do tình trạng không có luật lệ ở đây nên cả người Maori và 2.000 người định cư Anh Quốc rải rác dọc khu bờ biển đã yêu cầu chính quyền nước Anh can thiệp.
Lúc đầu chính quyền Anh miễn cưỡng không muốn hành động, nhưng những nhà truyền giáo đã báo cáo về tình trạng suy thoái ở đây, cùng với tin đồn rằng người Pháp đang có kế hoạch biến New Zealand thành thuộc địa của họ đã buộc người Anh cử một viên thống sứ chính thức tên là James Busby đến Kororareka năm 1833, với mục đích lập lại trật tự ở đây. Quy chế dành cho Busby đã không cho ông ta được nhiều quyền hạn, nhưng ông cũng đã có được một số thành công nho nhỏ trong nhiệm vụ của mình.
Trong khi đó, ở nước Anh, Edward Bibbon Wakefieid đã đưa một lý thuyết về 'một thuộc địa có hệ thống' cho New Zealand. Ông đã thành lập hiệp hội New Zealand năm 1837, sau đó trở thành Công ty New Zealand vào năm l839. Bộ Thuộc địa đã không duyệt kế hoạch của Wakeiield, vì cho rằng nó không liên quan đến quyền lợi và đất đai của người Maori.
Cuối cùng, tình hình bất ổn định tại New Zealand đã buộc chính quyền Anh Quốc phải can thiệp, theo yêu cầu của James Busby. Thuyền trường William Hobson được cử làm lãnh sự của Anh vào năm 1839, và bắt đầu những cuộc thương lương về việc 'sát nhập' New Zealand, đã dẫn đến Hiệp ước Waitangi.
Bản Hiệp ước đã được ký kết giữa những đại biểu của chính quyền Anh và những thủ lĩnh người Maori của các bộ tộc khác nhau vào ngày 6 tháng 2 năm 1840, tại Waitangi, vùng Vịnh Đảo. Không phải tất cả các thủ lĩnh người Maori đều ký vào Hiệp ước, nhưng đa số thỏa mãn với bản hiệp ước này. Trong số này có Tamati Waaka Nene, Hokianga và một người cải đạo sang Cơ đốc giáo đã đọc diễn văn trước lúc ký hiệp ước.
Waaka Nene đã nhắc người Maori nhớ lại sự tương tàn giữa các bộ tộc, và nói đến những lợi ích của việc sống hài hòa với người Âu, với hòa bình và trật tự cho cả người Âu lẫn người Maori. Waaka Nene đã yêu cầu Hobson duy trì các phong tục cho người Maori và chấm dứt việc lấy trộm đất của người Maori. Những thủ lĩnh đã ký bản Hiệp ước, và New Zealand trở thành thuộc địa của Anh.
Lúc đầu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp. Dân số của người Maori khoảng 115.000 vào năm 1840. Những nhà truyền giáo đã thành công trong việc cải đạo cho khoảng 30.000 người Maori sang Cơ đốc giáo vào năm 1841.
Pai Maarire và phong trào Hauhau
Phong trào Hauhau phát triển như là kết quả của ảnh hưởng của sự truyền giáo đối với nền văn hóa Maori và tôn giáo bản địa của họ.
Khoảng năm l862, một người của bộ tộc Taranaki, Hopopapera, sinh năm 1825, đã thấy thiên thần Gabriel đến với ông ta trong một giấc mơ. Giấc mơ này đã thúc đẩy Horopapera thành lập tôn giáo Pai Maaarire (có nghĩa là ‘Điều thiện và Hòa bình’).
Trong thời gian đầu phong trào Pai Maarire đã không hoàn toàn thu phục được những người dân ở đây, nhưng thời gian trôi qua và phong trào đã lớn mạnh và ngày càng thu hút nhiều người theo. Những người cuồng tín hơn được gọi là Hauhau, có nghĩa là gió, và từ đó liên quan đến linh hồn của Thượng đế.
Horoparera đổi tên thành Te Ua Haumene, và theo lời thiên thần Gabriel đã phán trong giấc mơ, Te Ua Haumene đã xây dựng một chiếc cột lớn, tương tự như chiếc cột buồm. Những lễ nghi của Pai Maarire được tiến hành xung quanh chiếc cột này.
Te Ua Haumene tin rằng người Maori là giống người Thượng đế đã tuyển chọn. Điều này ông ta tổng hợp từ người Do Thái, đạo Cơ đốc và và niềm tin của người Maori, dựa trên cơ sở Kinh Cựu ước, do các nhà truyền giáo dịch sang tiếng Maori. Ông đã so sánh sự đau khổ của người Israel dưới ách của người Ai Cập giống như sự đau khổ của người Maori dưới ách của người Âu châu. Theo giấc mơ của Te Ua Haumene, sứ mạng của những người Hauhau là phải đánh đuổi người Âu ra khỏi New Zealand, và thu hồi lại đất đai của tổ tiên người Maori.
Mặc dù phong trào của Te Ua Haumene chỉ tồn tại trong vòng vài năm, ông ta là người cầu nguyện cho hòa bình và thuyết phục những người theo đạo của ông ngừng chiến đấu lẫn nhau. Tuy nhiên nhiều người theo Te Ua lại thích chuyển sang một vị thiên thần của chiến tranh, vị tổng thiên thần Michael.
Những chiến binh Hauhau này tin tưởng một cách cuồng nhiệt rằng tiếng kêu ''Paimarire, hau hau'' trong chiến trận sẽ giúp họ tránh được những viên đạn của người Âu. Điều này đã dẫn tới những chiến công rất liều lĩnh, táo bạo và kinh khủng trong các cuộc chiến. Cách đánh của những người Hauhau nổi tiếng là hung tợn, dữ dội, cuồng tín và đáng sợ trong các cuộc chiến tranh của New Zealand. Việc chém đầu và tục ăn thịt người đã sống lại trong thời gian này.
Te Ua Haumene mất năm 1866, sau khi đã hòa hoãn với chính quyền. Những bài giảng về hòa bình và sự tiên tri của ông đã được tiếp tục bởi những nhà tiên tri thân thuộc của ông là Te Whiti và Tohu. Te Whiti và Tohu đã được phong thánh năm 1865.
Michael Joseph Savage - Vị thủ tướng
Michael Ioseph Savage sinh ra tại Úc, nhưng đã nhập cư vào New Zealand vào năm 1907. Ông ta rất quan tâm đến chủ nghĩa hợp nhất, và năm 1910 đã được bầu làm chủ tịch của. Hội đồng Mậu dịch và Lao động Auckland.
Savage đã đứng trong đảng Xã hội trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1911. Ông là người đứng thứ hai trong số bốn đại biểu. Ông luôn luôn chịu ảnh hưởng của những lý thuyết chính trị cấp tiến, và năm 19l5 ông đã kết luận rằng sự thiếu thốn trong xã hội lại tồn tại giữa sự sung túc bởi vì sự phân phối không công bằng.
Trong Thế chiến thứ I, Michael Savage là người biện hộ cho việc chống chế độ cưỡng bức tòng quân, cho rằng sự phân phối bình đẳng về tài sản vẫn ưu tiên hơn những nỗ lực về chiến tranh. Cùng lúc đó, ông là người đầu tiên khởi xướng cho việc tăng lương hưu và thực hiện các dịch vụ tế miễn phí. Đạo luật Trợ cấp Gia đình ra đời năm 1926 phần lớn là nhờ nỗ lực của Michael Savage. Michael Savage đã trở thành thủ tướng đầu tiên của New Zealand. Ngay sau đó, một món quà Giáng sinh được ban cho những người nghèo và người thất nghiệp, và một chương trình về nhà ở cũng bắt đầu được thực hiện.
Năm 1938 Savage bắt đầu đặt ra kế hoạch cho hệ thống An sinh Xã hội. Theo kế hoạch này, một hệ thống y tế miễn phí được áp dụng chung cho mọi người trong xã hội, và những người già nghỉ hưu ở tuổi 60 được phát mỗi tuần 30 Shilling, những người ở tuổi 65 thì được hường lương hưu tổng quát.
Savage mất ở Wellington vào năm ông 65 tuổi. Hàng ngàn người New Zealand đã thương tiếc ông. Ông là một trong những vị thủ tướng được yêu mến nhất của New Zealand. Trong suốt hai thế hệ ông đã phát triển cho New Zealand một cơ cấu về an sinh xã hội.
New Zealand ngày nay
New Zealand nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, cách Úc gần 2.000 km. Lãnh thổ này kéo dài trên 1.600 km và phần rộng nhất đo được 450 km. Thành phố thủ đô của New Zealand là Wellington, gần mũi phía Nam của Đảo Bắc, với dân số khoảng trên 360.000 người. Vị trí trung tâm về mặt địa lý của Wellington là nhân tố quyết định trong việc chuyển bộ máy chính quyền từ Auckland về đây vào năm 1865.
Nền dân chủ
New Zealand có được quyền tự trị vào năm 1907, và độc lập hoàn toàn từ tay nước Anh đã giành được sau đó thông qua Đạo luật Quy chế westminster năm 1947. Nói cách khác, New Zealand vẫn là một thành viên trong Chính phủ Cộng hòa Anh, nhưng là một quốc gia độc lập trong chính phủ này. Quốc vương của nước Anh, mặc dù là người đứng đầu đất nước theo hiến pháp, không có vai trò tích cực gì trong việc điều hành của chính phủ New Zealand.
Một viên toàn quyền, thường là người New Zealand, đại diện cho Nữ hoàng bằng cách thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau tại đây. Những nhiệm vụ này bao gồm cả việc triệu tập quốc hội để chỉ định các bộ trưởng, cũng như việc tiến hành các quốc lễ. Quốc hội không thể thông qua một dự thảo luận để biến dự thảo này thành luật chính thức cho đến khi có sự phê chuẩn của viên toàn quyền.
Mọi công dân New Zealand trên 18 tuổi đều có quyền đầu phiếu. Cuộc tổng tuyển cử được tiến hành 3 năm một lần. Hai chính đảng lớn của New Zealand là đảng Lao động và đảng Quốc gia, đại biểu cho cánh tả và cánh hữu.