Tài liệu: Ngày trên trái đất được tính như thế nào?

Tài liệu
Ngày trên trái đất được tính như thế nào?

Nội dung

NGÀY TRÊN TRÁI ĐẤT ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?

 

Khi Bắc Kinh vừa qua 12 giờ đêm, một ngày mới lại bắt đầu. Nhưng ở phía tây của Bắc Kinh, như thủ đô Lon don của nước Anh lại vẫn 4 giờ chiều của ngày hôm trước; Còn ở phía đông của Bắc Kinh như quần đảo Indonexia thì trời đã sắp sáng rồi. Đó là vì trái đất là một quả cầu xoay tròn, hiện tượng Mặt trời mọc từ phía đông và lặn xuống phía tây làm cho sự tuần hoàn từ lúc nửa đêm đến sáng sớm và buổi trưa lặp lại không ngừng ở mọi nơi trên trái đất, mỗi nơi đều có múi giờ riêng của nơi đó. Vậy thì ''Ngày hôm nay'' của trái đất rốt cuộc là bắt đầu từ đâu, và ''ngày hôm qua'' thì kết thúc từ lúc nào?

Nơi phân chia ''hôm nay'' và ''hôm qua'' là có thật, nó được gọi là đường biến đổi thời gian quốc tế. Bạn có thể tìm thấy đường này trên bản đồ thế giới. Nhưng trên mặt đất không có giới tuyến này, nó là một tuyến giả tưởng do các nhà thiên văn học quy định. Giới tuyến này bắt đầu từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, sau đó xuyên qua Thái Bình Dương và chạy một mạch đến Nam Cực. Đường biến đổi thời gian quốc tế này ở vùng gần kinh tuyến 180o trên địa cầu. Nó không hoàn toàn là đường thẳng, mà có một vài chỗ uốn lượn để tránh các đảo, không gây phiền phức cho những cư dân sống trên một số hòn đảo ở Thái Bình Dương. Mốc để tính ngày, tháng, năm trên trái đất đều bắt đầu từ trên đường giới tuyến này. Nó là điểm xuất phát của mỗi một ngày mới trên trái đất, đồng thời nó cũng là điểm cuối cùng. Sau khi ngày ''sinh ra'' ở đây thì nó bắt đầu “chuyến du lịch” vòng quanh trái đất, nó hướng về phía tây, chạy quanh trái đất một vòng và quay trở lại nơi nó đã sinh ra. Khi nó đi qua đường giới tuyến này lần thứ hai thì một ngày mới đã bắt đầu.

Cư dân sinh sống ở trên bán đảo Chukeji và bán đảo Shenchajia là những người được đón chào năm mới và một ngày mới sớm nhất trên toàn thế giới vì họ sống ở một nơi rất gần với phía tây của đường biến đổi thời gian quốc tế. Phía đông của đường thời gian quốc tế này là Alaska ở bờ bên kia của Thái Bình Dương, cư dân ở đó đón tết muộn hơn một ngày một đêm.

Để tránh cho những người đi biển khỏi nhầm lẫn về thời gian, khi đi tàu trên biển Thái Bình Dương qua đường biến đổi thời gian quốc tế, cần tuân thủ nguyên tắc đặc biệt sau: Nếu đi tàu từ phía tây sang đông qua tuyến này, cần bớt đi một ngày, nếu đi tàu từ đông sang tây qua tuyến này thì ngược lại cần cộng thêm một ngày. Như vậy khi đi qua tuyến biến đổi thời gian quốc tế người ta mới không nhầm lẫn ngày tháng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633354745324647298/Vu-tru/Ngay-tren-trai-dat-duoc-tinh-nhu-the...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận