NGÂN HÀ VÀ HỆ NGÂN HÀ LÀ MỘT PHẢI KHÔNG?
Nói đến hệ Ngân Hà, có thể bạn có chút lạ lẫm, nhưng nói đến Ngân Hà thì nhất định bạn thấy rất quen thuộc. Buổi đêm mùa hè trong sáng, nhìn lên thế giới không gian sao trông như những viên ngọc lộng lẫy, có thể nhìn thấy phảng phất đài Ngân Hà như một dải mầu bạc mờ mờ nhạt nhạt, từ đầu đường chân trời kéo dài ra, vắt ngang bầu trời. Dải ánh sáng này chính là Ngân Hà. Thời cổ, Trung Quốc còn gọi nó bằng cái tên đẹp đẽ là ''Tinh Hán'', ''Thiên Hà''... còn lưu truyền truyền thuyết đẹp đẽ Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau trên cầu chim khách ở Ngân Hà.
Vậy thì vùng trắng mênh mông trong Ngân Hà rốt cuộc là cái gì? Từ sau khi phát minh ra kính viễn vọng thiên văn, chúng ta liền giải câu đố chưa giải được này bằng cách đưa kính viễn vọng hướng lên Ngân Hà: Thì ra Ngân Hà không phải là dòng sông nào ở trên trời, mà là một hệ thống hành tinh dạng đĩa do hơn 100 tỷ hành tinh tập trung hợp thành, mà bản thân hệ mặt trời của chúng ta cũng ở trong hệ thống này. Chúng ta từ hệ mặt trời nhìn ra xung quanh, bộ phận dạng đĩa của hệ thống hành tinh này hiện ra một vùng trời hình dải, hình chiếu hành tinh ở vùng trời này là tập trung nhất, nhưng do khoảng cách rất xa, mắt thường không thể phân tích được sự tập trung của hành tinh, càng nhìn nó thành một dải phát sáng, đây chính là Ngân Hà mà chúng ta nhìn thấy. Hệ thống hành tinh đồ sộ này cũng do tên của Ngân Hà, gọi thành hệ Ngân Hà. Vì thế, Ngân Hà và hệ Ngân Hà là hai khái niệm không giống nhau.
Đa số hành tinh của hệ Ngân Hà tập trung ở một kết cấu hình đĩa, gọi là ngân bàn. Từ trung tâm ngân bàn lại kéo dài ra 4 xoáy tròn, bán kính của cả ngân bàn khoảng 4 vạn năm ánh sáng. Vòng ngoài của ngân bàn do hành tinh thưa thớt và môi trường giữa các vì sao hợp thành một thể dạng cầu có bán kính khoảng 5 vạn năm ánh sáng, bao xung quanh cả ngân bàn gọi là ngân vựng.
Trong lịch sử phát triển của thiên văn học, Galilê là người đầu tiên dùng kính viễn vọng phát hiện Ngân Hà là do hành tinh hợp thành. Mà phương pháp sớm nhất là thông qua việc tính số hành tinh để nghiên cứu kết cấu hệ Ngân Hà, lại là cách của nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh cuối thế kỷ 18 Willlam Heyeer. Ông ra tự tay mài chế ra một kính viễn vọng phản xạ, ghi số lượng lớn hành tinh trên bầu trời, và căn cứ nghiên cứu thống kê của kết quả quan sát, vẽ chế ra một bảng biểu bằng phẳng hình dáng so le, bản đồ kết cấu hệ Ngân Hà vị trí trung tâm mặt trời. Tuy nhiên, bản đồ kết cấu hệ Ngân Hà này chưa mô tả chuẩn xác diện mạo thật của hệ Ngân Hà, nhưng đây là lần đầu tiên người ta quan sát thấy sự tồn tại hệ thống thiên thể ở một tầng cao hơn hệ mặt trời, nó có ý nghĩa quan trọng trung lịch sử quá trình nhận thức của nhân loại về kết cấu của vũ trụ.