Ngôi đền ở Tanjavur
Thời điểm: 995 – 1010
Địa điểm: Tanjavur, Nam Ấn Độ
Vào ngày thứ 275 của năm thứ 25 (trong thời gian trị vì sau CN) đức vua Shri Rajarajadeva đặt một lọ nước đồng lên đỉnh tháp đồng của ngôi đền thiêng thờ nam thần Shri Raiaraieshvaro.
Câu đề khắc, đền Brhadishvara
Ngôi đền thờ phụng thần Shiva do đức vua Rajaraja I xây dựng ở Tanjavur được xếp hạng như một trong những công trình tưởng niệm của đạo Hindu ở châu Á, không chỉ ở quy mô khổng lồ mà còn là sự hoàn hảo trong kỹ thuật xây dựng và sự rõ ràng trong quan niệm kiến trúc. Người ta biết nhiều về người bảo trợ ngôi đền và tình hình xây dựng nhờ vào rất nhiều câu khắc chạy dọc theo phần móng công trình. Bị bỏ phế và sửa đổi một vài lần, ngày nay ngôi đền một lần nữa là nơi thờ phụng thực sự.
Rajaraja I (trị vì 985-1014), là vị vua đầu tiên trong vương trièu Chola đã chọn Tanjavur (Tanjore của người Anh) làm kinh đô trong lãnh thổ mở rộng nhanh chóng của mình. Từ kinh thành này, nằm ở vị trí chiến lược ngay phần đầu châu thổ phì nhiêu của sông Kaveri chảy qua giữa vùng Tamil, Rajaraja tiến hành nhiều chiến dịch quân
ü Cảm quan ngôi đền, với các tháp hình chóp dốc đứng vươn cao hơn điện thờ âm vật (linga) nằm ở phía sau phần nhà phụ lộ thiên để tiếp nhận chiếu chỉ Nandi.
sự ở khắp miền Nam Ấn, cũng như đến tận Orissa và Sri Lanka, sứ thần của ông thậm chí cũng được kính trọng khi đến đảo Sumatra.
Theo văn khắc ở đền, Rajaraja thể hiện sự quan tâm của cá nhân trong việc xây dựng công trình tưởng niệm này, đảm nhận việc đặt lọ nước đồng trên đỉnh cao nhất để đánh dấu sự hoàn thành. Cùng với hoàng hậu, Rajaraja cúng cho đền nhiều tượng bằng vàng, bạc. Văn khắc cũng đề cập có khoảng 600 người được đền tuyển dụng với mức lương họ nhận được. Bảng liệt kê còn bao gồm những thầy dạy múa và vũ nữ, ca sỹ và nhạc công, người thổi ốc xà cừ, người che lọng, người thắp đèn, thợ gốm, thợ giặt nam, nhà chiêm tinh, thợ may, thợ mộc và người trồng hoa. Mặc dù xây dựng để tôn vinh đức vua bảo trợ, ngôi đền chính thức dành để thờ phụng nữ thần Shiva dưới tên gọi Rajarajeshvara, sau này đổi thành Brihadishvara. Như thường thấy trong các điện thờ nữ thần Shiva, nam thần cũng được thờ phụng trong hình thức biểu tượng như tượng dương vật (phallus), biểu tượng tạo hình từ đá bazan đánh bóng, cao đến 4m (13ft).
ü Cảnh chụp hành lang có cột phía trước điện thờ Linga, với nhiều câu khắc phủ kín đường chỉ ở trên trụ ngạch có tượng súc vật lỳ quái cùng nhiều pho tượng người đặt trong các hốc tường phía trên.
Xây dựng
Kiến trúc đền ở Nam Ấn đạt đỉnh điểm trong vương triều Brihadishvara. Đền tọa lạc giữa một khoảng sân trong hình chữ nhật rộng mênh mông có xây tường bao với các hàng cột thường thấy ở các ngôi đền phụ. Lối vào sân trong đặt ở giữa cạnh phía đông qua một kết cấu cổng hình chữ nhật phía trên là mái vỏ trụ, một khoảng cách ngắn bên ngoài là cổng ra vào rộng hơn, cao hơn cũng cùng kiểu.
Bản thân đền gồm một điện thờ hình vuông trong đặt tượng âm vật, bao quanh có một hành lang chia thành hai cấp, đi vào điện bằng một tiền sảnh hẹp có ô cửa ra vào nằm ngang với nhiều bậc thang ở phía bắc và nam. Hai hành lang có cột kéo dài về hướng đông. Tường ngoài được gối lên hai dãy khuôn đúc phần chân móng, dãy khuôn phía trên kết hợp với trụ ngạch có tượng động vật bán thân. Phía trên dãy khuôn này hai dãy tường nằm chồng lên nhau với các bộ phận trụ bổ tường với ở phần mái cong nhô ra khỏi tường. Tác phẩm chạm khắc các vị thần trong đạo Hindu được đặt trong các hốc tường, trong khi trụ bổ tường phẳng đặt trong các lọ, tất cả đều chạm nổi, sử dụng những hốc tường ở khoảng giữa.
Tháp hình chóp vươn cao có đến 13 tầng càng lên cao càng nhỏ dần. Mỗi tầng đặt trên một lan can có mái cong dạng vòm có trang trí và hình dạng mái giống mái bát úp, một điểm đặc trưng của các ngôi đền Nam Ấn. Đỉnh tháp điện thờ được lợp mái hình bán cầu to lớn trên mái đặt hình chạm đầu mái giống lọ đồng do chính tay Rajaraja đặt vào.
Đền xây dựng hoàn toàn bằng các khối đá hoa cương, lớp này đặt trên lớp kia không hề dùng vữa. Tháp điện thờ xây dựng bậc cấp trên các sàn làm việc trên giàn giáo nhiều tầng có các tảng đá nhô ra kiểu mút thừa dần dần hướng về bên trong cho đến khi chúng gần chạm đến mái hình bán cầu. Mặc dù tháp rỗng ruột, nhưng số lượng đá khổng lồ sử dụng trong công trình ước tính khoảng 17.000m3 (600.350 feet khối). Vì đá hoa cương không có ở các vùng gần đó nên vật liệu được cắt thô vận chuyển bằng đường sông từ một mỏ đá thượng nguồn Tanjavur cách hiện trường khoảng 45km (28 dặm).
Giới học giả nghiên cứu việc làm cách nào để đưa các khối đá lên các tầng trên của tháp điện thờ. Cách Tanjavur 6km (9 dặm) về phía tây bắc có một ngôi làng tên Sarapallam, thung lũng nhỏ giàn giáo. Người ta nghe rằng có thể làm một đường đắp trên giàn giáo bằng tre dẫn đến đỉnh tháp điện thờ. Một giả thuyết khác cho rằng một đường đắp bằng đất xoáy ốc quấn vòng quanh tháp, và kéo đá tảng trên đường đắp này. Cho dù có áp dụng phương pháp nào đi nữa, tháp hoàn toàn là chứng cứ kỹ thuật xây dựng bậc thầy của vương triều Chola.
ü Bản vẽ bóc vỏ đồng kích thước cho thấy nội thất của tháp, điện thờ tượng âm vật với hành lang trên hai cấp, và hành lang phía trước.
Bổ sung sau này
Lớp vữa trát trang trí các chi tiết trên tháp bằng đá hoa cương được bổ sung vào thế kỷ 18- 19 lúc ấy đền được trùng tư dưới sự chỉ đạo của Marathas xứ Tanjavur. Thế nhưng, chính Nayakas trong thế kỷ 17 mới là người hoàn tất hành lang ngoài đền và xây dựng phần nhà phụ để đặt pho tượng Nandi khổng lồ, gò đất nhận chiếu chỉ của nữ thần Shiva vẫn đứng sừng sững phía trước. Nayakas cũng xây dựng đền Subrahmanya trang trí tinh xảo và đền thờ nữ thần tạo thành một bộ phận trong khu đền phức hợp. Sự có mặt của những công trình trong giai đoạn hậu Chola chứng nhận tầm quan trọng của triều đại Bnhadishvara như một công trình tưởng niệm nhà vua trong thời kỳ hậu Chia. Nhưng thành tựu lớn nhất vẫn thuộc về Rajaraìa cùng công trình kiến trúc tuyệt tác của ông.