Tài liệu: Người câm điếc có thể gọi được điện thoại không?

Tài liệu
Người câm điếc có thể gọi được điện thoại không?

Nội dung

NGƯỜI CÂM ĐIẾC CÓ THỂ GỌI ĐIỆN THOẠI KHÔNG?

 

Cô gái câm điếc Maria sinh ra ở Australia, một chuyện không may lúc 3 tuổi đã khiến cho cuộc sống của cô bước vào thế giới không âm thanh. Người câm điếc tuy không nói và nghe được, nhưng họ có thể viết và dọc được. Do vậy, người ta nghiên cứu ra điện thoại dùng cho người câm điếc. Nó hỗ trợ cho việc giao lưu tin tức, đạt được mục đích “thông thoại”: Hiện nay, Maria có được điện thoại của riêng mình, cũng giọng như người bình thường, cô có thể thông qua điện thoại để giao lưu với người khác.

Máy điện thoại dành cho người câm điếc là do 1 kỹ sư người Mexico phát minh ra. Nó được tạo thành bởi hệ thống mạch điện, bàn phím đánh kí tự và một màn hình tinh thể lỏng. Nguyên lí làm việc của loại máy này cũng không phức tạp. Bàn phím trên máy điện thoại thông thường đều cớ 3 cột, 4 hàng, trên mỗi phím 2 đến phím 9 đều có 3 chữ cái. Còn máy của người câm điếc thì mỗi chữ số lại dùng 2 số mật mã có quy luật để biểu thị. Khi dùng điện thoại thông thường để gọi đến máy của người câm điếc, phím nhập mật mã trong máy người câm điếc sẽ biến đổi mật mã thành văn tự, hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng. Dùng máy của người câm điếc gọi đến máy thông thường, là thông qua gõ chữ lên màn hình tinh thể lỏng và các loại phím công năng, biến cái mà mình muốn nói thành nội dung văn tự, hiển thị trên màn hình, đo bộ cài đặt chuyển hoá thành âm thanh truyền đến ống nghe của đối phương. Máy của người câm điếc ngoài chức năng thông thường của điện thoại như bộ nhớ, gọi lại... còn có chức năng lựa chọn, có thể căn cứ vào điện thoại mà đối phương dùng là điện thoại thông thường hay điện thoại của người câm điếc mà tự động chuyển, công tắc hiển thị trên màn hình có thể tự động hiện ra trạng thái gọi điện. Như vậy, người câm điếc cũng giống như người bình thường có thể cùng nhau giao lưu, cùng gọi điện cho nhau.

Ngoài ra, còn có loại điện thoại ''lấy xương truyền thanh'', gọi là điện thoại xương truyền. Cũng là để cung cấp cho người nghe không rõ hoặc có khó khăn về thính lực. Nguyên lí của nó cũng giống như máy trợ thính, màng mỏng trong ống nghe hình thành từ chất dẻo, khi nhận điện khiến cho xương bàn đạp ở tai của người nghe chấn động, từ đó đạt được âm thanh nhất định. Khi nói, dùng sự chấn động của thanh quản để nói.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/211-26-633371365549116023/Cong-nghe-thong-tin/Nguoi-cam-diec-co-the-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận