Để thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo phổ thông nói chung, phổ thông ngoại ngữ nói riêng, theo chúng tôi, phải giải quyết đồng bộ rất nhiều mặt có liên quan đến giáo dục.
Về phương diện đạo tạo, phương pháp giáo dục, công nghệ dạy và học, nghị quyết TW2 của Đảng nêu rõ : "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học".
Thành tựu to lớn và quan trọng nhất của tâm lí học thế kỉ XX được sử dụng làm cơ sở để đổi mới phương pháp dạy và học là lí thuyết hoạt động của L.X.Vưgôtski (Nga) và được Lêônchiev kế thừa và phát triển. Theo lí thuyết này, bằng hoạt động và thông qua hoạt động, con người tự sinh thành ra mình, kiến tạo và phát triển nhân cách của mình. Như vậy, mỗi người đều là một chủ thể có ý thức tự giác trong mọi hoạt động của chính người đó. Bằng hoạt động và thông qua hoạt động của bản thân, con người chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cũng như quan điểm về hành vi và đạo đức.
Dạy và học ngoại ngữ là một loại hoạt động đặc thù của con người. Loại hình hoạt động này có cấu trúc giống như hoạt động lao động sản xuất nói chung, nghĩa là cũng bao gồm các thành tố có quan hệ và tác động đến nhau: động cơ, mục đích, điều kiện và hoạt động, hành động, thao tác. Chúng ta thấy rằng động cơ quy định sự hình thành và diễn biến của hoạt động. Như vậy, muốn thỏa mãn động cơ đề ra, phải thực hiện lần lượt các hoạt động cụ thể để đạt được mục đích cụ thể. Cuối cùng, mỗi hoạt động được thực hiện bằng nhiều thao tác sắp xếp theo một trình tự xác định và ứng với mỗi thao tác phải sử dụng các phương tiện, công cụ thích hợp. Bất kì hoạt động nào cũng đều có đối tượng phù hợp. Thông thường, nếu hoạt động có đối tượng là một khách thể thì nó có xu hướng làm biến đổi khách thể. Hoạt động dạy và học là loại hình hoạt động đặc thù nên nó làm cho chính chủ thể (người dạy và người học) biến đổi và phát triển.
Trong quá trình dạy và học, kết quả của việc học tập phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động học của học sinh. Vì vậy, nhiệm vụ chính của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh để thông qua hoạt động học của mình, học sinh có thể l 7;nh hội được nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển các phẩm chất tâm lí, hình thành nhân cách của họ.
Muốn tổ chức, hướng dẫn tốt hoạt động học tập ngoại ngữ của học sinh phổ thông mà thực chất là hoạt động nhận thức ngoại ngữ và các phương pháp thể hiện sáng tạo ngôn ngữ được học, người giáo viên cần nắm được quy luật chung của quá trình nhận thức một khoa học, cơ chế sinh lí của hoạt động ngôn ngữ, động cơ và mục đích của việc học ngoại ngữ, các kĩ xảo và kĩ năng giao tiếp. Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ ở phổ thông, trí nhớ ngoại ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng. Quá trình duy trì và phát triển trí nhớ, tư duy ngôn ngữ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
Môi trường của học sinh phổ thông hiện nay là môi trường sống động của nền kinh tế tri thức với động lực là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, với giao lưu hội nhập quốc tế nên người giáo viên dạy ngoại ngữ phổ thông cũng cần nắm được kiến thức về khoa học kĩ thuật hiện đại bằng tiếng Việt và cả bằng ngoại ngữ được giảng dạy tại trường.
Trong thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, việc lĩnh hội và vận dụng các kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ của giáo viên phổ thông ngoại ngữ có thể ở mức độ các thuật ngữ khoa học cơ bản, khoa học kĩ thuật, công nghệ của một số lĩnh vực phổ biến như điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ hóa học, công nghệ môi trường, dệt may và các phương pháp trình bày nội dung thông tin của các ngành kỹ thuật - công nghệ trên.
Với kiến thức về khoa học kĩ thuật và công nghệ của giáo viên, chúng tôi hy vọng chắc chắn rằng các bài học ngoại ngữ (chính khóa và ngoại khóa) của học sinh sẽ hấp dẫn hơn, và hơn thế nữa, hoạt động lĩnh hội kiến thức khoa học kĩ thuật và công nghệ bằng ngoại ngữ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người giáo viên hỗ trợ các học sinh cuối cấp phổ thông trung học có xu hướng lựa chọn ngành nghề và thi vào các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học thuộc khối kĩ thuật và công nghệ. Chúng ta biết rõ rằng số thí sinh lựa chọn và thi vào khối ngành kỹ thuật hàng năm không phải là ít, chỉ tính riêng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội hàng năm trung bình có từ 27,000 đến 33,000 thí sinh dự thi.
Cuối cùng, người giáo viên dạy phổ thông ngoại ngữ cần nắm và đưa ra được các biện pháp để động viên, khuyến khích học sinh tích cực, tự lực thực hiện hành động học của mình, đặc biệt trong môi trường xã hội không có giao tiếp hàng ngày bằng ngôn ngữ được học, cũng như đánh giá kết quả hành động dạy và học ngoại ngữ ở phổ thông hiện nay.
Để việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ trong quá trình Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đạt hiệu quả, chúng tôi đặt mục tiêu trong khuôn khổ bài báo này đề cập đến một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nhận thức ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ đối với giáo viên phổ thông ngoại ngữ hiện nay.
Quá trình nhận thức một ngôn ngữ là quá trình nhận thức khách quan. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã nêu rõ quy luật chung nhất của hoạt động nhận thức là: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan".
Theo tâm lí học hiện đại thì trong việc nhận thức thế g iới, con người có thể đạt được các mức độ nhận thức khác nhau, ở mức độ thấp ban đầu, con người nhận thức theo cảm tính, ở mức độ cao, nhận thức của con người là nhận thức lí tính (tư duy), tức là trong tư duy của con người phản ánh thuộc tính bản chất bên trong của sự vật, các mối quan hệ có tính quy luật. Ở đây, con người thực hiện các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa để rút ra tính chất chủ yếu của đối tượng nhận thức và xây dựng thành khái niệm. Mỗi khái niệm được diễn đạt bằng một từ ngữ. Ngoài ra, sụ nhận thức còn thực hiện các phép suy luận để rút ra những kết luận mới, dự đoán những hiện tượng mới trong thực tiễn. Do vậy, tư duy luôn có tính sáng tạo, nếu được rèn luyện và phát triển sẽ giúp con người cải tạo thế giới khách quan, phục vụ lợi ích của con người.
Trên cơ sở quy luật chung của nhận thức, đối với mỗi ngành khoa học, quá trình nhận thức đều có các nét đặc thù, phụ thuộc vào đối tượng nhận thức cụ thể. Mỗi khoa học chỉ trở thành một khoa học thực sự khi nó có một hệ thống khái niệm rõ ràng và một phương pháp nghiên cứu có hiệu quả. Từ đây, chúng ta thấy rằng việc nhận thức bản chất của ngôn ngữ và dạy - học ngoại ngữ như một khoa học đặt cơ sở vững chắc cho lí luận, làm nền tảng cho phương hướng giải quyết toàn bộ các vấn đề về dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông hiện nay.
Việc nghiên cứu hoặc học tập một môn khoa học nhất định sẽ đạt hiệu quả nếu sử dụng chính phương pháp luận của khoa học đó. Ví dụ, có thể tổ chức quá trình học tập của giáo sinh phổ thông ngoại ngữ tương tự như quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học và công nghệ. Trên thực tế, giữa hai quá trình này có các nét khu biệt. Để thành công trong việc cập nhật các kiến thức khoa học kĩ thuật và công nghệ cho giáo sinh phổ thông ngoại ngữ, theo quan điểm của chúng tôi, cần xử lí các vấn đề có liên quan tới đặc thù nghề nghiệp và điều kiện làm việc của họ.
Như vậy, để giáo sinh phổ thông ngoại ngữ có thể cập nhật kiến thức của mình vào quá trình dạy và học ngoại ngữ ở thời đại công nghiệp phát triển của thế kỉ XXI, chúng ta cần chuẩn bị cho họ các điều kiện cần thiết để thực hiện thành công hoạt động học tập và nghiên cứu sáng tạo.
Chúng ta biết rằng hoạt động nhận thức của con người chỉ thực sự bắt đầu khi gặp phải mâu thuẫn giữa trình độ đang có và nhiệm vụ cần giải quyết mà các kiến thức, kĩ năng đang có là chưa đủ để giải quyết vấn đề. Để khắc phục mâu thuẫn, con người phải xây dựng kiến thức mới, phương pháp mới, kĩ năng mới. Trên thực tế, dạy và học nói chung, dạy và học ngoại ngữ nói riêng là hoạt động giải quyết vấn đề nhận thức của người dạy và người học. Quá trình dạy và học ngoại ngữ là quá trình liên tục giải quyết các vấn đề về dạy và học các môn học của chương trình đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học về ngoại ngữ.
Để việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ có kiến thức phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và thời đại - kiến thức về khoa học kĩ thuật và công nghệ - đạt hiệu quả, trong phần này, báo cáo đề cập đến mối liên hệ giữa tiến trình giải quyết vấn đề trong khoa học, trong đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ và các phương thức giải quyết vấn đề trong quá trình dạy và học mà giáo sinh cần nắm vững.
B.1. Tiến trình giải quyết vấn đề trong khoa học bao gồm các bước chủ yếu sau:
B.2. Đặc điểm giải quyết vấn đề của quá trình đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ:
Chúng ta có thể hình dung mối quan hệ giữa tiến trình giải quyết vấn đề trong khoa học và trong quá trình đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ được thể hiện ở các điểm sau:
Như vậy, ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ có thể thâm nhập được vào môi trường đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ nếu người học được cập nhật các kiến thức về hoạt động nhận thức thuộc lĩnh vực khoa học kĩ thuật và công nghệ.
B.3. Các phương thức giải quyết vấn đề cơ bản:
- Sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật để giải quyết các bài học có liên quan đến khoa học kĩ thuật và công nghệ;
- Dịch thuật các văn bản khoa học kĩ thuật và công nghệ;
- Tiếp nhận các thuật ngữ kĩ thuật;
- Định hướng nghiên cứu khoa học bằng ngôn ngữ phong cách khoa học.
Thay cho lời kết, chúng tôi muốn khẳng định rằng việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ của thập kỉ đầu thế kỉ XXI sẽ mang l& #7841;i hiệu quả nếu được định hướng theo tiến trình phát triển của một xã hội công nghiệp hiện đại và xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam.