Tài liệu: Nhà thờ Panthéon, Paris

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhà thờ Panthéon, ban đầu là nhà thờ Thánh Geneviève, tạo ấn tượng tức khắc cho tất cả khách tham quan: một phức hợp thanh thoát, tao nhã,
Nhà thờ Panthéon, Paris

Nội dung

Nhà thờ Panthéon, Paris

Thời điểm: 1757 – 90

Địa điểm: Paris, Pháp

            Thánh Geneviève sẽ kết hợp sự thanh thoát của công trình Gothic và sự thuần khiết của kiến trúc Hy Lạp.

Phát biểu do phụ tá của ông và người kế vị Rondelet quy cho Soyfflot

Nhà thờ Panthéon, ban đầu là nhà thờ Thánh Geneviève, tạo ấn tượng tức khắc cho tất cả khách tham quan: một phức hợp thanh thoát, tao nhã, cầu kỳ và thoáng đãng, không hề mang vẻ nặng nề vốn có trong trường phái kiến trúc Tân cổ điển. Không phải là điều ngẫu nhiên, nhà thiết kế điện, Jacques-Germain Soufflot, say mê kiến trúc Gothic và trong trường hợp Ste Geneviève ông cố gắng xây dựng một nhà thờ Cổ điển áp dụng hệ thống các lực Gothic giữ trong thế quân bình hơn là chịu tải trực tiếp. Người ta nói rằng người xem không nhận rõ điều này, vì mọi chi tiết nhất mực phải mang tính chất Cổ điển.

Soufflot tham khảo rất kỹ thánh đường St Paul của Wren, như mái bát úp của ông chứng minh, cũng như Wren, ông giấu kết cấu chống đỡ lực xô mái vòm. Thực ra, chỉ khi nào hiểu rõ lý thuyết của Soufflot người ta mới có thể đánh giá đúng công trình này.

Phát triển dự án

Dự án bắt đầu năm 1744, lúc Louis XV lâm bệnh, ông hứa sẽ xây dựng một nhà thờ  nguy nga để tôn kính vị thánh bổn mệnh thành Paris là Thánh Geneviève. Năm 1757, Giám đốc phụ trách công trình hoàng giạ, Marigny, chỉ định Soufflot làm Giám đốc phụ trách công trình hoàng gia ở Paris năm năm trước, đã chấp nhận thiết kế nhà thờ của người bảo trợ ông. Thiết kế này (như thiết kế của Bramante, Michelangelo và Wren) cho một sơ đồ trung tâm hóa, nhưng (giống như họ) ông buộc phải kéo dài gian giữa nhà thờ và kéo gian giữa theo chiều dài. Soufflot tận dụng không gian nội thất bằng cách trở lại kỹ thuật xây dựng Gothic, đỡ mái và mái cupôn trên một hàng gạch đá trong khối xây có các cột độc lập. Khảo sát chi tiết mái bát úp, mái cong dạng vòm và trụ bổ tường trên đầu cho thấy có sự chuyển trọng lượng trực tiếp trên các cột bên trong.

ü      Mặt tiền phía tây nguy nga và mái cupôn của nhà thờ Panthéon, ban đầu là nhà thờ Thánh Geneviève, mời gọi sự so sánh với nhà thờ thánh Peter ở Rome và thánh đường St Paul ở London.

Số liệu thực tế

Chiều dài                                              110m  

Chiều rộng                                            83m

Chiều cao                                             92m

Vật liệu liên kết giằng đá, sắt

Tuy nhiên, mái cupôn nguy nga đòi hỏi một hệ thống phức tạp gồm các vòm và tam giác cầu giữa các vòm lớn đỡ mái cupôn để chuyển trọng lượng đáng kể của mái xuống các cột ở góc cánh ngang, tường lũy bảo vệ che kết cấu chỉ có thể hiểu rõ qua phân tích sơ đồ. Nhất là ở cánh ngang, sự phối hợp ''kiểu gothic'' các mái cong dạng vòm, tam giác cầu giữa các vòm lớn và cột để tạo ra khoảng không thị giác ở kết cấu phía trên và sự tiếp nối vật lý ở các gian bên thực ra là công trình truyền cảm hứng phong cách kiến trúc Cổ điển thật đặc biệt.

Phát triển và cách mạng

Nhà thờ Thánh Geneviève phát triển chậm chạp qua nhiều năm. Lúc Soumot mất vào năm 1780, công trình chỉ xây đến phần tường dưới mái cupôn (sau cùng hoàn tất năm 1790). Sau cái chết của Soufflot, có nhiều thay đổi đáng kể. Như ở nhà thờ St Peter và St Paul, trụ bổ tường đỡ mái bát úp nhận thấy không thích hợp và phải gia cố thêm, bằng cách xây dựng tường đặc băng qua các không gian theo sơ đồ của Soufflot là những vòm lộ thiên, vì thế xâm phạm thô bạo ý tưởng kết cấu thanh thoát của ông. Thay đổi khác cũng có hậu quả không may tương tự là xây tường bên cao đến 42 cửa sổ bên dưới, lúc ấy theo Cách mạng Pháp, nhà thờ dùng vào việc thế tục và biến thành một đài tưởng niệm chung cho các anh hùng Pháp, cho đến tận ngày nay.

ü      Ánh sáng gây ngạc nhiên và nội thất cổ điển thoáng gió sử dụng mái cong dạng vòm và tam giác cầu giữa các vòm lớn đỡ mái để phân bố tải trọng kết cấu giữa các cột nhìn thấy các trụ bổ tường giấu kín. Trụ bổ tường nhận thấy không thích hợp cho công việc này nên phải gia cố bằng cách xây tường băng qua các khoảng không gian mà dự định ban đầu là phải mở.

Viollet-Le-Duc, kiến trúc sư Pháp, chuyên gia phục chế kiêm nhà văn, cho rằng nhà thờ Sainte Geneviève của Soufflot (cùng với thánh đường Gothic ở Beauvais) ở mức tỷ lệ của hệ thống kết cấu có thể bị mở rộng quá mức chỉ đến một mức độ nào đó rồi sụp đổ - lưu ý rằng “diện tích mặt bằng của sơ đồ sàn gia tăng như một hàm hai thứ nguyên trong khi cấu trúc là hàm ba thứ nguyên”. Hệ thống sắt kết cấu tiếp đến là sự phát triển bê tông cốt thép đầu thế kỷ 20, ít lâu sau cho phép kiến trúc sư và thợ xây dựng khắc phục trở ngại này.

Suốt thế kỷ 9, công trình thay đổi qua lại giữa mục đích sử dụng tôn giáo và thế tục, sau cùng kết thúc bằng việc mai táng thi hào Pháp Victor Hugo năm 1855. Thậm chí cánh ngang cũng dùng làm nơi chứng minh trước công chúng quả lắc của Foucault, minh họa chuyển động của trái đất và mô hình hiện nay vẫn còn nằm đúng vị trí.

Hầm mộ lưu giữ hài cốt của vợ chồng bác học Pierre và Marie Curie, Voitaire và Jean- Jacques Rousseau. Cư dân cuối cùng đưa vào hầm mộ, một anh hùng thời kỳ Kháng chiến Pháp, nhà văn kiêm bộ trưởng văn hóa André Mairaux, được đưa vào đây theo lệnh của tổng thống Jacques Chirac năm 1996.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4224-02-633713276763070194/Nha-tho-Co-doc-Hoi-giao-den-va-chua/Nha-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận